Dấu hiệu tiền mãn kinh ở nữ giới không phải ai cũng giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê tất tần tật các dấu hiệu thời kỳ tiền mãn kinh có thể gặp, đồng thời đưa ra phương pháp cải thiện nhanh chóng, giúp chị em sớm lấy lại sự tự tin về sức khỏe, sinh lý và nhan sắc.
Nội dung bài viết
Trước khi mãn kinh (giai đoạn mất hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt và không còn khả năng sinh sản), phụ nữ phải trải qua một thời kỳ chuyển tiếp trung gian được gọi là tiền mãn kinh. Lúc này, buồng trứng bắt đầu giảm sản xuất nội tiết tố nữ, làm giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Tình trạng này được gọi chung là dấu hiệu phụ nữ tiền mãn kinh.
1. Những dấu hiệu của thời kỳ tiền mãn kinh là gì?
Có người phải trải qua rất nhiều dấu hiệu tuổi tiền mãn kinh, nhưng cũng có người chỉ gặp một vài biểu hiện nhất định, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Cụ thể, hội chứng tiền mãn kinh sẽ bao gồm các dấu hiệu sau:
1.1. Bốc hỏa
Bốc hỏa tiền mãn kinh là cảm giác cơ thể nóng lên đột ngột, đặc biệt là ở vùng mặt, cổ, ngực, kéo dài trung bình từ 2 – 4 phút. Cơn nóng có thể đi kèm với các biểu hiện như da đỏ bừng, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi và sau đó để lại cảm giác lạnh run. Triệu chứng bốc hỏa gặp ở 75% phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và 25% trong số họ cần đến sự trợ giúp y tế để vượt qua tình trạng này.
1.2. Rối loạn kinh nguyệt
Estrogen và Progesterone là 2 hormone quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh xảy ra là do buồng trứng bị suy giảm chức năng, gây mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, nồng độ 2 hormone Estrogen và Progesterone giảm xuống dẫn đến kinh nguyệt diễn ra không bình thường.
Phụ nữ khi bước vào tiền mãn kinh sẽ thấy rõ sự thay đổi kinh nguyệt: Lượng máu lúc ra nhiều hơn, lúc ít hẳn đi. Chu kỳ kinh đến nhanh hoặc kéo dài 2 – 3 tháng. Thậm chí, một số người bị mất kinh trong thời gian dài. Khi trải qua 6 tháng không có kinh, đồng nghĩa với việc phụ nữ đã chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh và không còn khả năng sinh sản.
1.3. Mất ngủ
Các chuyên gia y tế giải thích rằng: Sự suy giảm Estrogen có thể làm giảm sản xuất Serotonin – một hormone giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, khiến cho phụ nữ tiền mãn kinh thường bị mất ngủ, trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mê man và thường xuyên thức giấc giữa đêm.
Ngoài ra, nguyên nhân gây mất ngủ tiền mãn kinh ở phụ nữ cũng có thể được hiểu là tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực (rối loạn vận mạch do thiếu hụt nội tiết nữ) đã ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
1.4. Chóng mặt tuổi tiền mãn kinh
Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí BioPsychosocial Medine của Hiệp hội Y học Tâm lý Nhật Bản (thông tin đầy đủ tại đây), có đến 35.7% phụ nữ tiền mãn kinh bị chóng mặt. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng: Sự thiếu hụt Estrogen hoặc do tâm lý lo lắng thái quá, mất ngủ, trầm cảm đã gây ra triệu chứng chóng mặt ở phụ nữ trong giai đoạn này.
1.5. Mệt mỏi tiền mãn kinh
Mệt mỏi là trạng thái thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn tiền mãn kinh, cộng hợp do rất nhiều yếu tố: mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn giấc ngủ, vấn đề tâm lý, bốc hỏa, tâm trạng không ổn định. Có đến 95% phụ nữ sau 40 tuổi phàn nàn về tình trạng mệt mỏi kéo dài, cạn kiệt sức lực và chỉ mong ước có được một giấc ngủ trọn vẹn.
1.6. Đau nhức tiền mãn kinh
Nồng độ Estrogen giảm khiến phụ nữ tiền mãn kinh nhạy cảm hơn với cơn đau, xuất hiện nhiều ở vùng vai, cổ hoặc lưng, đầu gối với các mức độ nặng – nhẹ khác nhau. Nghiên cứu ước tính gần 75% phụ nữ bị đau nhức bắp thịt, đau cơ xương khớp trong giai đoạn này. Cơn đau nhẹ có thể dịu đi sau 1 – 2 ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp đau nặng cần sự can thiệp của các bác sĩ.
1.7. Đau vú
Đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu của phụ nữ tiền mãn kinh. Bởi, nội tiết tố Estrogen và Progesterone tăng giảm thất thường đã gây ra tình trạng đau vú, sưng, căng tức khó chịu vùng ngực, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên, trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Cảm giác đau vú ở tuổi tiền mãn kinh sẽ giảm dần khi phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh.
1.8. Đau bụng
Thay đổi về nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng dưới. Khi đến tháng, cơn đau bụng tiền mãn kinh có một vài thay đổi như sau: đau tăng lên dữ dội, quằn quại, đau lan xuống 2 bên đùi. Bên cạnh đó, một vài trường hợp khác lại phản hồi rằng cảm giác đau bụng trước kỳ kinh giảm đi nhiều so với độ tuổi sinh sản nữa.
Ngoài ra cần chú ý: Đau bụng có thể đến từ bệnh u xơ, u nang, lạc nội mạc tử cung mà khá nhiều phụ nữ khi đã có tuổi gặp phải. Nếu đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như: đi ngoài ra máu, chướng bụng, sụt cân… thì tác nhân gây ra có thể là ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. Để được chẩn đoán chính xác nhất, chị em cần đi khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
1.9. Khô âm đạo
Khô hạn là dấu hiệu giai đoạn tiền mãn kinh thường gặp nhất. Không những vậy, khô hạn còn báo hiệu tình trạng nội tiết nữ đang thiếu hụt nghiêm trọng. Đó là vì, hormone Estrogen có vai trò kích thích tuyến Bartholin tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm, duy trì cân bằng âm đạo và tác dụng bôi trơn khi quan hệ tình dục.
Đến tuổi tiền mãn kinh, lượng Estrogen giảm khiến cho tuyến Bartholin hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến:
- Âm đạo bị khô ngứa, khó chịu
- Âm đạo không đủ ẩm là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm
- Khô âm đạo làm giảm ham muốn và nhu cầu tình dục ở nữ giới, quan hệ vợ chồng trở nên đau đớn, khó đạt khoái cảm
1.10. Tăng cân, béo bụng
Có một sự liên quan mật thiết giữa nồng độ hormone nữ Estrogen với Cholesterol trong máu: Estrogen có khả năng làm giảm hấp thu Cholesterol, tham gia điều chỉnh lipid máu và phân bố mỡ trong cơ thể. Khi Estrogen giảm, chỉ số mỡ “xấu” tăng lên, đồng thời toàn bộ lượng mỡ dữ trữ sẽ di chuyển từ mông, đùi dồn hết sang bụng.
1.11. Các vấn đề về da
Suy giảm nội tiết tố nữ làm da mỏng đi, không giữ được độ đàn hồi và mất khả năng giữ ẩm do mất collagen. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là da khô, trùng nhão, xỉn màu, xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe miệng, thậm chí lấm tấm vết đồi mồi 2 bên má, vùng da ở cánh tay.
Bên cạnh đó, chị em cũng sẽ cảm thấy da trở nên nhạy cảm hơn đối với các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, thay đổi nhiệt độ, hay các sản phẩm chăm sóc da. Da dễ bầm tím, dễ kích ứng, phát ban, nổi mẩn đỏ…
1.12. Dễ nóng giận, cáu gắt
Dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ còn liên quan đến tâm trạng và cảm xúc. Phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh rất dễ cáu kỉnh, gắt gỏng, bực dọc và nóng giận. Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này:
- Thay đổi hormone: Sự suy giảm Estrogen và Progesterone ảnh hưởng đến hệ thống chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) trong não và gây ra các biến đổi tâm lý, chẳng hạn như dễ xúc động, cáu kỉnh, lo lắng, thậm chí trầm cảm.
- Thay đổi về cơ thể và sức khỏe: Giai đoạn tiền mãn kinh thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, mất ngủ, kinh nguyệt rối loạn… Những thay đổi này vô tình gây ảnh hưởng đến tâm trạng của chị em phụ nữ.
Đôi khi, bản thân phụ nữ không nhận thấy sự thay đổi về tính cách này của mình mà gia đình, người thân, bạn bè sẽ là những người cảm nhận rõ ràng nhất. Sự bao dung và chia sẻ của mọi người chính là “liều thuốc” hữu hiệu nhất giúp chị em dễ dàng vượt qua giai đoạn này.
2. Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm
Tương tự như dấu hiệu của tiền mãn kinh ở phụ nữ sau tuổi 40, một số phụ nữ trẻ hơn (khoảng 35 tuổi) đã có những dấu hiệu của việc suy giảm nội tiết tố nữ, hay chính là hiện tượng tiền mãn kinh sớm. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như là:
- Do tự nhiên: Yếu tố gen, phụ thuộc vào cơ địa từng người
- Do di truyền: Có người thân cũng bị tiền mãn kinh sớm
- Do suy buồng trứng sớm hoặc cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung
- Tác dụng phụ của các phương pháp hóa trị, xạ trị ung thư
- Bệnh lý về miễn dịch: Viêm tuyến giáp, bệnh bạch biến…
- Rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, bệnh Addison…
- Lối sống không lành mạnh: Thức khuya, nghiện thuốc lá trong thời gian dài
Tiền mãn kinh sớm không chỉ kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý… mà còn khiến cho rất nhiều phụ nữ trẻ rơi vào tình trạng vô sinh, khó có con, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, tim mạch. Do đó, điều trị tiền mãn kinh sớm là vô cùng quan trọng để các chị em có một cuộc sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.
3. Giải pháp cho chị em khi có dấu hiệu sắp mãn kinh
Tiền mãn kinh là một quy luật tự nhiên tất yếu của cuộc sống mà chúng ta không thể ngăn cản. Quan trọng là nó đến sớm hay muộn, và sẽ xuất hiện khi nào? Để trải qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng, các chị em hãy áp dụng 4 lời khuyên dưới đây:
Thứ nhất: Có chế độ ăn uống lành mạnh
Rất nhiều người tưởng rằng dinh dưỡng không ảnh hưởng đến sức khỏe nội tiết. Ngược lại, nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chứng bốc hỏa, rụng tóc, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt… Một số loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ tiền mãn kinh bao gồm:
- Thực phẩm chứa Phytoestrogen: Một số thực phẩm như đậu nành, lạc, hạt lanh, vừng đen có chứa Phytoestrogen (có hoạt tính Estrogen) giúp cân bằng hormone nữ trong cơ thể.
- Chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện rối loạn nội tiết và giảm triệu chứng bốc hỏa.
- Protein và kẽm: Ăn đủ lượng protein từ thịt gà, cá, đậu hũ và các loại hạt rất tốt cho tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Các thực phẩm giàu kẽm như hải sản, hạt hướng dương cũng giúp cải thiện tình trạng rụng tóc.
- Omega-3: Các loại cá biển cung cấp axit béo omega-3 giúp cải thiện tóc và da. Đồng thời, omega-3 còn tăng cường trí nhớ, hệ thần kinh, thị lực và ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở phụ nữ sau tuổi trung niên.
- Thức ăn giàu tryptophan: Thức ăn chứa tryptophan như hạt hướng dương, bơ hạt lanh… hỗ trợ sản xuất serotonin – một loại hormone giúp cải thiện giấc ngủ.
- Thực phẩm canxi: Cá, hải sản, ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt và các sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành, đậu xanh, đậu đen…) hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.
Bên cạnh đó, chị em nên tránh thức ăn và đồ uống dễ gây kích thích, chẳng hạn như: rượu bia, nước đóng chai, nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, bởi chúng có thể làm nặng thêm cơn bốc hỏa, ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và vóc dáng. Hạn chế cafein và thức ăn nhiều đường vào buổi tối, vì chúng có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Thứ hai: Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu giúp giảm cân, kiểm soát tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào theo sở thích, thậm chí chỉ là đi bộ nhẹ nhàng cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày cũng đã được chứng minh giúp cải thiện mật độ xương, cải thiện tình trạng loãng xương ở phụ nữ trung niên và cao tuổi. Vì vậy, nhất định phải xây dựng thói quen này hàng ngày nhé!
Thứ ba: Sử dụng sản phẩm thảo dược để bổ sung nội tiết tố
Cân bằng nội tiết tố tự nhiên từ các loại Estrogen thực vật (Phytoestrogen tự nhiên) là “chìa khóa” để cải thiện các rối loạn tiền mãn kinh. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung các nội tiết tố này một cách dễ dàng thông qua các sản phẩm thảo dược có chứa thành phần lành tính, chuyên biệt cho phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết như: Mạn kinh tử, Hoa bia và Vừng đen. Điển hình nhất có thể kể đến là TPBVSK ReviveHer.
TPBVSK ReviveHer là giải pháp giúp khắc phục những dấu hiệu của tuổi tiền mãn kinh, giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi, nhức đầu, căng thẳng, lo âu, mất ngủ do suy giảm nội tiết tố nữ. Nhờ đó, chị em sẽ cải thiện được sức khỏe và duy trì được xuân sắc bất tận.
Thứ tư: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Đối với trường hợp gặp phải các dấu hiệu tiền mãn kinh nặng, chị em có thể được chỉ định liệu pháp hormone để bổ sung trực tiếp Estrogen hoặc các loại thuốc tây y như: thuốc chống trầm cảm (Paroxetine, Citalopram), một số thuốc khác như Pregabalin, Fezolinetant để cải thiện rối loạn vận mạch, giảm các triệu chứng bốc hỏa, đỏ bừng mặt.
Tuy nhiên, với nguy cơ tác dụng phụ tiềm ẩn, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng đều cần có sự theo dõi và giám sát của bác sĩ. Xem thêm: Thông tin quan trọng về thuốc điều trị tiền mãn kinh.
Kết luận
Có thể thấy, dấu hiệu tiền mãn kinh của phụ nữ là vô cùng đa dạng và gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Hi vọng bài viết đã giúp các chị em phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời. Hãy tích cực bổ sung Estrogen tự nhiên để tăng cường sức khỏe hệ nội tiết và có một cuộc sống thật vui vẻ, khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, chị em vui lòng để thông tin dưới phần bình luận hoặc liên hệ Dược phẩm Vũ Đan theo Hotline: 0944 779 118 để được chuyên gia giải đáp.