Với tình trạng mãn kinh sớm đang dần trở nên gia tăng, nhiều phụ nữ ngoài 35 bắt đầu nghi ngại vì không biết mình đã mắc bệnh tiền mãn kinh hay chưa? Đã đến lúc chị em cần biết rõ thông tin này để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.
Nội dung bài viết
Tiền mãn kinh (hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh) là một khoảng thời gian mà tại đó, phụ nữ có nhiều sự thay đổi diễn ra trong cơ thể. Đáng lo ngại hơn, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của họ. Do đó, việc để ý tới bản thân và biết cách tự chăm sóc rất quan trọng. Có như vậy thì chị em mới vượt qua được giai đoạn này một cách dễ dàng, thoải mái, không phải lo lắng nhiều.
1. Các triệu chứng của bệnh tiền mãn kinh là gì?
Đó là những biểu hiện khác lạ diễn ra trên chính cơ thể người phụ nữ khi bước sang tuổi tiền mãn kinh bao gồm: kinh nguyệt thay đổi, nhiệt độ tăng bất thường, sự rối loạn chuyển hóa bên trong cho đến những dấu hiệu bên ngoài. Cụ thể là:
– Trước tiên, buồng trứng có mối quan hệ mật thiết với kinh nguyệt: Khi buồng trứng lão hóa, hormone nữ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang trứng và hoàng thể, ngay lập tức chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi như là: mau kinh hoặc chậm kinh, ít kinh hoặc rong huyết…
– Tiếp đến là các vấn đề về vận mạch. Bắt đầu từ những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi cho đến nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực. Tình trạng này kéo dài khiến cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu thường xuyên, ban đêm không ngủ được, tâm trạng bất an, lo lắng. Sau đó là ảnh hưởng đến da, tóc, móng.
– Cuối cùng, tiền mãn kinh làm “xáo trộn” các hoạt động diễn ra bên trong và có thể tiến triển thành bệnh lý khó phát hiện được bởi các biểu hiện không rõ ràng. Tình trạng hiếm muộn, khó mang thai cũng chính từ những vấn đề này mà ra.
Xem thêm: Bí-kíp có thai ở tuổi tiền mãn kinh và cách chăm sóc phù hợp
2. Các bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật trong tương lai. Việc suy giảm nội tiết tố nữ có thể khiến phụ nữ tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý sau đây:
Khối u
Tiền mãn kinh là thời kỳ sớm xuất hiện những khối u bất thường, chúng sẽ phát triển to dần và trở nên nghiêm trọng hơn khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Việc phát hiện kịp thời sẽ bảo vệ phụ nữ khỏi những hậu quả bệnh tật hoặc tai biến nặng nề, nên chị em tuổi 40+ cần hết sức chú ý.
Đó có thể là khối u lành tính (u xơ tử cung, u nang buồng trứng), hoặc khối u ác tính tiến triển thành ung thư ở cổ tử cung, nội mạc tử cung, buồng trứng. Trong đó, ung thư vú chiếm tới gần 20% ở phụ nữ trung niên, nguy cơ đe dọa tính mạng cao và gặp nhiều ở phụ nữ béo phì, người có tiền sử gia đình, không sinh con hoặc có con muộn.
Bệnh phụ khoa
Nồng độ estrogen thấp không chỉ khiến “cô bé” trở nên khô hạn, dẫn tới thay đổi pH âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển, mà còn làm cho sức đề kháng suy giảm. Vì vậy, phụ nữ tiền mãn kinh rất dễ bị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhiễm trùng tiết niệu với các biểu hiện như:
- Ngứa ngáy, khó chịu
- Nổi mụn rộp đau rát
- Có mùi hôi
- Tiểu buốt, tiểu không tự chủ
- Giao hợp khó khăn
- Đau bụng dưới âm ỉ
- Khí hư màu vàng, trắng, có thể có bọt
Trầm cảm
Điều này có thể xảy ra ở phụ nữ khi mới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: Sự thay đổi hệ nội tiết mạnh mẽ (mà trước đó họ chưa từng trải qua trong đời) dẫn đến nhiều thay đổi to lớn diễn ra trên cơ thể như một cú “sock”, họ không kịp thích nghi và phản ứng, sinh ra hoảng loạn, tâm lý bất ổn.
Nội tiết suy giảm còn khiến phụ nữ phải chịu đựng những cơn bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, cơ thể suy nhược và thay đổi tâm lý. Họ suy nghĩ nhiều hơn, hay lo lắng, buồn phiền, ủ rũ, bực bội, khó chịu, trí nhớ kém, mất tập trung. Từ đó dẫn tới trầm cảm, rối loạn lo âu.
Các chuyên gia nhận thấy rằng, có một mối tương quan giữa trầm cảm và suy giảm nội tiết: Trầm cảm kéo dài góp phần làm cho hệ nội tiết nữ bị rối loạn và suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời, khi đó càng phát sinh những vấn đề về tâm sinh lý, phụ nữ càng trở nên chán nản và buông xuôi.
3. Vậy, phụ nữ tiền mãn kinh cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Theo thông tin được chia sẻ ở trên, buồng trứng lão hóa hay hệ nội tiết tố nữ thiếu hụt là căn nguyên chính ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của phụ nữ. Do đó, việc bổ sung Estrogen là quan trọng hơn bao giờ hết. Đồng thời, ăn uống cân bằng và lối sống khoa học luôn quan trọng đối với phụ nữ dù ở bất kỳ độ tuổi nào đi chăng nữa. Dược sĩ Vũ Đan sẽ hướng dẫn chị em một cách đầy đủ hơn:
Cách bổ sung Estrogen tốt nhất là gì?
Ngày nay, các chuyên gia, bác sĩ khuyên rằng: phụ nữ tiền mãn kinh nên sử dụng các sản phẩm bổ sung thành phần Phytoestrogen tự nhiên (Estrogen thực vật) vì 3 lợi ích sau:
- Có khả năng cải thiện hiệu quả và nhanh chóng các triệu chứng suy giảm nội tiết nữ
- Nâng cao đề kháng và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa sớm các bệnh lý mãn tính
- An toàn, lành tính, dùng được lâu dài và ít tác dụng phụ, không gây dư thừa hay tích mỡ, không ảnh hưởng đến cân nặng
Trong đó, không thể không nhắc tới TPBVSK ReviveHer với 3 thành phần thảo dược được tuyển chọn kỹ lưỡng là Mạn kinh tử – Hoa bia – Vừng đen, có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh như: bốc hỏa, đổ mồ hôi, căng thẳng, mất ngủ, nhức đầu…
Để việc bổ sung Estrogen đem lại hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện lâu dài và đều đặn thường xuyên. Khoảng thời gian sử dụng các sản phẩm Phytoestrogen lý tưởng nhất được khuyến cáo là tối thiểu 3 tháng.
Xem thêm: Top 5 thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh
Chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng sao cho chuẩn chỉnh?
Những điều nên thực hiện: Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, ăn đủ 3 bữa, dậy sớm, tập thể dục hàng ngày, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất từ trái cây tươi, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, người thân, tham gia các bộ môn giúp thư giãn như: thiền, yoga…
Những thói quen nên tránh, hạn chế hoặc từ bỏ được thì tốt: suy nghĩ tiêu cực, lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lạm dụng caffein, đồ ăn nhanh, thức khuya, ngủ không có giờ giấc…
KẾT LUẬN
Hi vọng rằng, những thông tin trong bài viết Dược phẩm Vũ Đan cung cấp sẽ giúp các chị em có thể chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh được các bệnh tiền mãn kinh. Để hiệu quả nhất, hãy bổ sung hormone nữ bằng các sản phẩm nội tiết mỗi ngày. Đó sẽ là “người bạn” đồng hành với phụ nữ trong những năm tháng tiền mãn kinh – mãn kinh.