Tuổi tiền mãn kinh là “cột mốc” đánh dấu sự chuyển biến từ phụ nữ trẻ trở thành người có tuổi. Những thay đổi này diễn ra như thế nào? Phụ nữ cần phải nắm được thông tin quan trọng được chia sẻ dưới đây để trải qua thời kỳ này một cách dễ dàng và nhẹ nhàng.
Nội dung bài viết
Không phải ai cũng biết được rằng “phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi nào?”. Bởi tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ vốn không phải là một con số chính xác, và có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi người. Nhưng, việc ước chừng được khoảng thời gian này sẽ giúp mỗi người phụ nữ có sự chuẩn bị tâm lý và tinh thần tốt hơn.
1. Thời kỳ tiền mãn kinh là bao nhiêu tuổi?
Trong nghiên cứu về “tiền mãn kinh ở độ tuổi nào?”, kết quả thống kê cho thấy: Độ tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ là trong khoảng từ 40 – 50, kéo dài từ 4 – 6 năm, một số người trải qua giai đoạn này chỉ trong vài tháng, nhưng không ít người phải chịu đựng lên tới 10 năm.
Bên cạnh đó, có người may mắn hơn khi ngoài 50 tuổi họ mới bắt đầu mãn kinh. Ngược lại, những người khác lại bắt đầu tiền mãn kinh từ khi còn rất sớm. Và “xu hướng trẻ hóa” tuổi mãn kinh càng ngày càng gia tăng – đây là tình trạng rất đáng báo động đối với chị em phụ nữ!
2. Tiền mãn kinh sớm là gì?
Hiện nay, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh trước 40 tuổi được gọi là tiền mãn kinh sớm. Dược phẩm Vũ Đan nhận được khá nhiều phản hồi lẫn thắc mắc về việc những chị em mới 3x đã xuất hiện các dấu hiệu như: bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, nhạy cảm, rụng tóc, sinh lý yếu…
Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, nhưng nếu cơ thể diễn ra quá nhiều thay đổi bất thường ở ngưỡng tuổi cận kề 40 thì khả năng tiền mãn kinh sớm là rất cao. Các vấn đề khác như: Di truyền, cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung, điều trị hóa trị, xạ trị, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa…. cũng khiến cho tiền mãn kinh đến sớm.
3. Phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh có gì khác?
Chức năng buồng trứng suy yếu và rối loạn hệ thống nội tiết là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và sức khỏe của phụ nữ. Những ảnh hưởng này diễn ra như thế nào? Hãy xem ngay “bằng chứng” được liệt kê dưới đây để biết được bản thân đã tiền mãn kinh hay chưa.
3.1. Triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh
Có 3 sự thay đổi rõ rệt xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ này là: vận mạch, kinh nguyệt và khô hạn. Trong đó, nhóm triệu chứng vận mạch là điển hình nhất vì có sự liên quan đến nhau: Bốc hỏa, tim đập nhanh => Đổ mồ hôi => Mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực. Điều này cũng gián tiếp gây ra tình trạng mệt mỏi, cáu gắt, đau đầu, stress ở phụ nữ.
Tiếp đến là các vấn đề về ngoại hình: rụng tóc, khô da, nếp nhăn, sạm nám, tàn nhang, mụn nội tiết (ít gặp hơn), tăng kích thước vòng bụng, ngực kém săn chắc. Không phải ai khi bước vào tiền mãn kinh cũng sẽ có đủ hết các triệu chứng này, nhưng thông thường mỗi người sẽ gặp ít nhất từ 2 vấn đề trở lên.
Xem thêm: Khám phá 8 triệu chứng tiền mãn kinh thường gặp nhất
3.2. Tâm lý tuổi tiền mãn kinh
Tâm lý có sự thay đổi lớn thứ 2 ở phụ nữ tiền mãn kinh, bởi bên cạnh lí do là Estrogen suy giảm, thì còn bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các triệu chứng vận mạch nêu trên. Theo nghiên cứu về trầm cảm tiền mãn kinh (xem thêm tại đây: Neuroendocrine pathogenesis of perimenopausal depression) thì có hơn 80% phụ nữ có biểu hiện tâm lý bất thường do thay đổi hormone giới tính như:
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Mệt mỏi
- Mất năng lượng
- Nghĩ đến cái chết
Các vấn đề về tâm lý không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Đồng thời, phụ nữ tiền mãn kinh cũng có xu hướng giữ trong lòng, ngại chia sẻ vì cảm thấy tự ti, buồn bã, chán nản đè nén trong lòng và cho rằng không ai hiểu được.
Thay vì vậy, các chị em hãy tích cực trò chuyện với người thân và bạn bè nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho tâm trạng và tinh thần trở nên tích cực, thoải mái. Hơn nữa, cần chia sẻ với các chuyên gia y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những hậu quả tâm lý nghiêm trọng (nếu có).
3.3. Sức khỏe tuổi tiền mãn kinh
Nhìn chung, tuổi tiền mãn kinh không có nhiều mối lo về sức khỏe. Vì đây là giai đoạn đầu của chuỗi “quá trình” suy giảm nội tiết nên tác động chủ yếu đến các vấn đề về tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta bỏ qua sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh ở tuổi nào đi nữa.
– Sức khỏe tim mạch: Theo một bài viết trên trang IFM (Viện Y học Chức năng) chia sẻ, phụ nữ tiền mãn kinh có sự thay đổi đáng kể cholesterol và LDL-c (chỉ số mỡ “xấu”) trong cơ thể gây tăng cân, mỡ bụng. Mặc dù chưa ảnh hưởng đến tim mạch nhưng cho thấy nguy cơ cao về bệnh lý mạch vành, đột quỵ khi phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh.
– Sức khỏe buồng trứng & tử cung: Mất cân bằng hormone nữ làm ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, tạo nên các khối u (u xơ tử cung), lạc nội mạc tử cung (sự di chuyển của mô nội mạc tử cung sang vùng khác) và chảy máu tử cung. Đồng thời, sự thiếu hụt Estrogen khiến cho buồng trứng ngày càng suy yếu và làm cho hệ nội tiết suy giảm trầm trọng.
Những thay đổi về sức khỏe khó nhận biết được bằng mắt thường. Chỉ khi trao đổi với bác sĩ, dược sĩ, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng mới có chẩn đoán chính xác. Do đó, phụ nữ khi có tuổi rất nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng 1 lần.
4. Giải pháp kéo dài tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ
Dẫu biết rằng, chế độ ăn uống xanh – sạch – lành mạnh và tích cực tập luyện thể dục, thể thao luôn mang đến sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, thế nhưng phụ nữ tiền mãn kinh cần thực hiện thêm 1 việc vô cùng quan trọng. Đó là bổ sung Estrogen – nội tiết quan trọng của phụ nữ.
Xem thêm: Cách chọn thuốc kéo dài tiền mãn kinh an toàn và hiệu quả
Bổ sung Estrogen không chỉ giải quyết các vấn đề về tâm sinh lý và sức khỏe do suy giảm nội tiết, mà còn giúp nuôi dưỡng và phục hồi chức năng buồng trứng, từ đó mới có tác dụng bền vững. Ngoài ra, bổ sung Estrogen không phải là chuyện “1 sớm 1 chiều” mà rất cần thời gian, kiên trì và đều đặn.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ lựa chọn các viên uống có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và dễ sử dụng giống như TPBVSK ReviveHer. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu bài bản, chuyên sâu và phát triển bởi Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương. Vì vậy, mọi phụ nữ có biểu hiện rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh đều có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
Kết luận
Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Chị em đừng quên bổ sung Estrogen và chăm sóc sức khỏe cho bản thân để trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhé!