Phụ nữ tuổi 40 tiền mãn kinh được coi là bình thường. Thế nhưng, không ít chị em lại có những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm khi mới ngoài 30. Đây chính là tín hiệu cảnh báo cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé!
Nội dung bài viết
Trên các hội nhóm tâm sự về chuyện sức khỏe – sắc đẹp, rất nhiều phụ nữ giãi bày về “nỗi khổ” của bản thân khi mới ngoài 30 tuổi đã “toan về già”. Không ít người đã bắt đầu có những triệu chứng tiền mãn kinh sớm như: Rối loạn kinh nguyệt, âm đạo khô hạn, da khô, bốc hỏa, rụng tóc….
1. Những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm dễ nhận biết nhất
Tiền mãn kinh sớm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe chị em phụ nữ do lượng Estrogen (nội tiết tố nữ) bị suy giảm trầm trọng. Bởi lẽ đó, chị em phụ nữ không nên chủ quan khi thấy cơ thể có 1 trong 6 sự thay đổi dưới đây:
1.1. Bốc hỏa tiền mãn kinh
Đây là biểu hiện khá đặc trưng của phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nếu có những dấu hiệu này từ sớm: nóng đột ngột ở vùng mặt, phần trên ngực, sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân, kéo dài 3 – 5 phút, có thể kèm theo vã mồ hôi, tim đập nhanh, thì rất có thể là đang trong giai đoạn tiền mãn kinh rồi.
1.2. Khó ngủ
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm thường gặp khó khăn khi muốn chìm sâu vào giấc ngủ vì tình trạng bốc hỏa, đau đầu, lo âu. Tình trạng này có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Xem thêm: Mất ngủ tiền mãn kinh là gì?
1.3. Thay đổi cảm xúc
Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh sớm sẽ có những sự thay đổi cảm xúc không đều, khó kiểm soát. Đôi khi bạn sẽ trở nên vui vẻ, buồn bã hay tức giận vô cớ. Không chỉ vậy, trong thời điểm này, nhịp tim có thể gia tăng, tạo ra cảm giác lo lắng, hồi hộp ở phụ nữ.
1.4. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Một dấu hiệu điển hình khác của tiền mãn kinh sớm là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Độ dài chu kỳ kinh, số ngày hành kinh, lượng máu kinh… tăng lên hoặc giảm đi một cách bất thường.
Nếu không phải là do các vấn đề về stress, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc mà phụ nữ trẻ đã gặp tình trạng này thì cần hết sức lưu ý, vì sức khỏe sinh sản của phụ nữ được phản ánh chính từ quá trình kinh nguyệt.
Nghiêm trọng hơn, kinh nguyệt ngày càng ít đi, thưa dần và cuối cùng là mất hẳn trên 12 tháng thì đây chính là dấu hiệu thông báo phụ nữ đã mãn kinh hoàn toàn. Do đó, phụ nữ hãy theo dõi chu kỳ kinh để nhận biết được tình trạng sức khỏe nội tiết đang diễn ra như thế nào nhé.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 và cách khắc phục tại nhà
1.5. Khô da
Ở thời kỳ tiền mãn kinh sớm, tuyến dầu hoạt động kém hiệu quả, khiến cho da khô hơn. Sự suy giảm Estrogen là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Da khô không chỉ ở mỗi trên mặt, mà có thể gặp ở những vùng chữ T, khuỷu tay hoặc ở toàn thân.
Da khô cũng là nguyên nhân chính làm xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt, các tế bào liên kết dưới da dễ đứt gãy, làn da trở nên kém đàn hồi và căng mịn. Vì vậy, phụ nữ có làn da khô thường sẽ lão hóa nhanh hơn so với những ai da dầu.
1.6. Rụng tóc
Khoảng 90% phụ nữ bị tiền mãn kinh sớm đều có dấu hiệu rụng tóc. Điều này có liên quan đến hormone Dihydrotestosterone (DHT). Bình thường DHT có trong nang tóc, tuyến thượng thận, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, chiếm nhiều ở nam giới và một lượng nhỏ ở nữ giới.
DHT được kiểm soát bởi hormone Estrogen: Khi lượng hormon Estrogen giảm đi, nồng độ hormone DHT tăng cao khiến cho da đầu tăng tiết chất nhờn chèn vào các nang tóc, bịt kín lỗ chân lông và teo nhỏ lại, cản trở dưỡng chất nuôi tóc dưới da đầu, tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng.
1.4. Khô âm đạo
Hormone Estrogen đóng vai trò duy trì độ ẩm ở âm đạo bằng cách tạo các lớp dịch mỏng trong suốt. Sự thiếu hụt Estrogen ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ gây tình trạng khô hạn, ngứa, đau rát và khó chịu khi quan hệ. Đó cũng là lí do vì sao, phụ nữ tiền mãn kinh sớm thường giảm hứng thú với chuyện “chăn gối” vợ chồng.
2. Vì sao phụ nữ bước vào tiền mãn kinh sớm?
Thực tế đã ghi nhận, tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ đã không còn trong khoảng 40 – 50 theo tự nhiên từ trước đến giờ. Không ít phụ nữ mới ngoài 30 tuổi đã có biểu hiện của tiền mãn kinh sớm. Đó là do một số yếu tố tác động như sau:
2.1. Lối sống không khoa học
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhịp sống thời nay gây tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ. Một số thói quen xấu mà nhiều người mắc phải như là:
- Không có kế hoạch về giờ giấc sinh hoạt: Thức khuya, dậy muộn, làm việc về đêm, sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại di động, máy tính bảng) quá giờ đi ngủ… đều có tác động vô hình đến hệ nội tiết.
- Sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… tạo ra nhiều chất gây độc trong cơ thể, gây rối loạn nội tiết, làm giảm lượng hormone Estrogen.
- Thiếu cân: Hormone Estrogen còn được lưu trữ và tạo ra từ mô mỡ. Phụ nữ gầy sẽ có ít hormone Estrogen dự trữ hơn và có nguy cơ tiền mãn kinh sớm hơn.
- Suy dinh dưỡng: Cơ thể thiếu dưỡng chất sẽ suy giảm về sức khỏe và chức năng nói chung, trong đó có buồng trứng.
2.2. Di truyền
Nếu trong gia đình có người thân (mẹ hoặc bà) bị tiền mãn kinh sớm, thì khả năng cao bản thân cũng sẽ sớm bước vào giai đoạn này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ là một nguyên nhân hiếm gặp.
2.3. Dậy thì sớm
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Phụ nữ dậy thì sớm và chưa sinh con có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn 5 lần so với những phụ nữ có bắt đầu có kinh nguyệt khi trên 12 tuổi. Bài nghiên cứu chi tiết có thể tham khảo tại đây: Early menarche, nulliparity and the risk for premature and early natural menopause.
2.4. Điều trị ung thư
Xạ trị và hóa trị có thể gây suy buồng trứng, làm giảm lượng Estrogen nội sinh trong thời gian điều trị, thậm chí làm ngừng hoàn toàn việc tiết hormone nữ. Nguy cơ gây ra mãn kinh sớm do điều trị ung thư sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Độ tuổi: Cơ thể chưa đến tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ thấp hơn phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ ngoài 30 dùng liệu pháp xạ trị/hóa trị sẽ rất dễ bị tiền mãn kinh sớm.
- Phân loại điều trị: Mỗi loại hóa trị sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng.
- Vị trí điều trị: Nguy cơ bị mãn kinh sớm sẽ cao hơn nếu bạn xạ trị quanh não hoặc xương chậu.
3. Giải pháp hiệu quả cho phụ nữ tiền mãn kinh sớm
Tiền mãn kinh sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, mà còn làm giảm khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, ngay khi bắt đầu có biểu hiện trên, chị em cần tìm đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và áp dụng các biện pháp phù hợp. Sau đây là một số lưu ý quan trọng:
3.1. Khám sức khỏe định kỳ
Khi có tuổi, phụ nữ nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được sự thay đổi nồng độ hormone (nếu có) và xác định xem mình đang ở giai đoạn nào của tiền mãn kinh hay mãn kinh. Việc này giúp chị em có sự chủ động hơn nếu thấy có dấu hiệu tiền mãn kinh đến sớm.
Xem thêm về: Khám tiền mãn kinh ở đâu uy tín?
3.2. Tìm hiểu về tiền mãn kinh sớm
Nắm vững dấu hiệu nhận biết, hiểu về nguyên nhân cũng như biết được các phương pháp giúp ổn định nội tiết là điều vô cùng quan trọng. Khi có kiến thức, chị em sẽ không còn bị lo lắng, hoang mang khi gặp các triệu chứng tiền mãn kinh sớm.
3.3. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Như đã chia sẻ trong phần nguyên nhân ở trên, dinh dưỡng và lối sống không khoa học ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của hệ nội tiết. Do đó, phụ nữ cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe và cân bằng hormone. Dưới đây là một số hướng dẫn cho phụ nữ bị tiền mãn kinh sớm cũng như phòng ngừa tình trạng này:
- Thiết lập và thực hiện đúng “đồng hồ sinh học”: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ sâu và chất lượng sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục.
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm: Giàu protein, acid béo (omega-3, omega-6), vitamin và chất xơ. Chị em có thể tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều protein nạc, ngũ cốc nguyên cám, nhiều rau xanh, chất béo tốt. Ngoài ra, canxi và vitamin D3 giữ cho xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
- Tham gia các lớp thiền, yoga: Giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tạo ra năng lượng, xương khớp dẻo dai, tinh thần thoải mái, tích cực, kích thích miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lý mãn tính (tim mạch, tiểu đường).
3.4. Bổ sung Estrogen từ sớm
Chính vì tiền mãn kinh có thể đến sớm bất kỳ lúc nào nên phụ nữ cần chủ động bổ sung nội tiết từ sớm, đặc biệt là hormone Estrogen. Việc bổ sung lượng Estrogen bị thiếu hụt là điều kiện quan trọng để cân bằng nội tiết và ngăn ngừa mãn kinh sớm.
Hiện nay, bổ sung Phytoestrogen (hay còn được gọi là Estrogen thực vật) đang trở thành xu hướng, vì đây là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị cho phụ nữ với các lí do như: an toàn, lành tính, cân bằng nội tiết một cách tự nhiên.
Phytoestrogen là nhóm chất có hoạt tính tương tự với Estrogen do cơ thể sản xuất, nó có ở trong một số loại thảo dược tự nhiên. Trong đó có 3 dược liệu chứa Phytoestrogen được đánh giá cao là:
- Mạn kinh tử (Vitex agnus-castus): Chuyên dùng cho các trường hợp đau đầu, tăng huyết áp, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt và phục hồi cho phụ nữ sau sinh theo y học cổ truyền.
- Hoa bia (Lifenol): Chứa Phytoestrogen mạnh nhất hiện nay (gấp 1500 lần so với các Phytoestrogen khác), được sử dụng nhiều tại y học phương Tây với tác dụng an thần, thư giãn, giảm đau xương khớp và cải thiện giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
- Vừng đen (Sesamin): Có hàm lượng lignan cao hơn cả hạt lanh – loại hạt từng rất phổ biến trong các sản phẩm nội tiết tố nữ. Vừng đen còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện chỉ số lipid trong máu, giúp duy trì vóc dáng và làm đẹp da.
Tìm hiểu thêm về: Các loại viên uống cho phụ nữ tiền mãn kinh
TPBVSK ReviveHer là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam có chứa 3 thành phần Mạn kinh tử, Hoa bia và Vừng đen. ReviveHer được Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp với cơ địa của phụ nữ Việt và đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, chị em phụ nữ yên tâm sử dụng nhé!
Kết luận
Ngày nay, phụ nữ ngoài 30 tuổi không nên chủ quan vì tình trạng tiền mãn kinh sớm xuất hiện ngày một nhiều. Hãy sớm bổ sung nội tiết tố để giữ cho xuân sắc luôn trẻ đẹp bất tận, không phai tàn các chị nhé. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì, hãy liên hệ với Dược phẩm Vũ Đan theo Hotline: 0944 779 118 để được hỗ trợ.