Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ trở nên nhạy cảm với cơn đau, ví dụ như đau đầu, đau vú, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, tiền mãn kinh có bị đau bụng không cũng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
Phụ nữ có thể bị đau bụng bởi những nguyên nhân nói chung như: lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, đau dạ dày, bệnh phụ khoa… Ngoài ra, phụ nữ thường đau bụng trong khoảng thời gian trước hoặc đang có kinh nguyệt. Vậy phụ nữ tiền mãn kinh thì sao?
1. Tiền mãn kinh có bị đau bụng không?
Câu trả lời là CÓ và thường xảy ra trong ngày “đèn đỏ”. Mặc dù đến tuổi này, buồng trứng đã hoạt động kém hơn, nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn còn. Điều này đồng nghĩa với việc, những ai trước đó thường đau bụng khi hành kinh thì đến tuổi tiền mãn kinh vẫn tiếp tục bị đau bụng trong những ngày này.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến nêu trên, đau bụng tiền mãn kinh xuất hiện trong hoặc trước khi hành kinh từ 1 – 3 ngày. Mức độ sẽ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người, thông thường những trường hợp có kinh nguyệt không đều, bị rối loạn thì đau bụng sẽ xảy ra nhiều và dữ dội hơn. Các biểu hiện khác thường gặp là:
- Căng cứng vùng bụng dưới
- Đau âm ỉ liên tục hoặc đau quặn từng cơn
- Đôi khi đau nhói
- Đau mỏi lan ra lưng hoặc chân
Xem thêm: Những biểu hiện tiền mãn kinh đầu tiên phụ nữ cần lưu ý
2. Đau bụng tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng tiền mãn kinh do rối loạn kinh nguyệt và không gây ra vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng đau bụng rất dữ dội hoặc không liên quan đến kinh nguyệt, thì đó có thể là cảnh báo của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như:
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Nhiễm trùng vùng chậu
Đặc biệt, đau bụng xảy ra bất thường ở tuổi tiền mãn kinh đôi khi là dấu hiệu của ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nếu như bị đau kéo dài, kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
- Có cảm giác đầy hơi và no đột ngột khi mới bắt đầu dùng bữa
- Thường xuyên buồn tiểu
- Mệt mỏi, kiệt sức không rõ nguyên nhân
- Đau khi quan hệ tình dục
3. Cách giảm đau bụng tiền mãn kinh
Khi bị đau bụng tiền mãn kinh, việc đầu tiên là bạn cần xem xét nguyên nhân. Nếu đau bụng nặng, không liên quan đến chu kỳ kinh thì cần đi khám để được điều trị giảm đau. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể xử trí cơn đau tại nhà.
3.1. Giảm đau bụng theo kinh nghiệm dân gian
Phương pháp này chỉ áp dụng với những cơn đau bụng nhẹ đến vừa do rối loạn kinh nguyệt. Chị em hãy thử áp dụng các phương pháp từ dân gian được nhiều người phản hồi là có hiệu quả như:
- Nhiệt ấm: Sử dụng chai nước/túi nóng chườm đặt lên vùng bụng đau. Cách này có thể giúp giảm đau và thoải mái hơn. Tắm nước ấm cũng là cách hiệu quả để làm dịu cơn đau.
- Massage: Dùng tay nhẹ nhàng xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Điều này giúp làm giảm căng thẳng và đau bụng.
- Nấu nước uống: Sử dụng các thảo dược như quế, gừng để nấu nước uống. Các loại thảo dược này có tính ấm và có thể giúp giảm đau bụng kinh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Chị em nên dành 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ. Việc tập luyện giúp cải thiện tuần hoàn và giảm đau.
3.2. Dùng thuốc giảm đau bụng tiền mãn kinh
Các thuốc tân dược có thể được sử dụng để giảm đau nhanh trong trường hợp nặng và đã biết rõ nguyên nhân, thường là khi đau bụng kinh. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến bao gồm:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc đầu tay để giảm đau bụng kinh bằng cách ức chế prostagladin (yếu tố gây ra các cơn co bóp tử cung và gây đau bụng). Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Dofenal, Mofen, Naprogesic…
- Thuốc giảm đau chứa hoạt chất paracetamol: Là nhóm thuốc giảm đau phổ biến nhất, phù hợp dùng cho những ai bị đau nhẹ và vừa, hoặc không dùng được thuốc nhóm NSAIDs. Có thể kể đến một vài đại diện như: Panadol, Efferalgan, Tylenol…
- Thuốc chống co thắt: Đau bụng kinh xuất phát từ những cơn co thắt tử cung đột ngột, nên các thuốc chống co thắt sẽ giúp thư giãn cơ và giảm đau. Hyoscine và Alverin là 2 loại thuốc chống co thắt phổ biến nhất.
Bất kể việc sử dụng thuốc kháng viêm NSAIDs, thuốc giảm đau chứa paracetamol hay thuốc chống co thắt thì đều có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày hoặc làm nặng thêm các vấn đề dạ dày – ruột. Vì vậy, cần dùng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. (Đọc thêm tại: NSAID resistance in dysmenorrhea: epidemiology, causes, and treatment)
3.3. Bổ sung Estrogen có giúp giảm đau bụng tiền mãn kinh không?
Nếu nguyên nhân gây đau bụng liên quan đến nội tiết thì việc bổ sung Estrogen là giải pháp hiệu quả vì: Estrogen có tác dụng phục hồi sức khỏe buồng trứng và cân bằng nội tiết nữ, từ đó giúp điều hòa, ổn định kinh nguyệt. Khi đó, Estrogen được bổ sung đầy đủ sẽ giúp chị em phụ nữ ít bị đau bụng kinh hơn.
Có 2 cách để bổ sung Estrogen là dùng hormone tổng hợp và thực phẩm chức năng. Trước tác dụng phụ tiềm ẩn từ thuốc tây, nhiều phụ nữ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm chức năng bổ sung nội tiết từ thiên nhiên chứa Phytoestrogen (hay còn gọi là Estrogen thực vật) vì an toàn, lành tính và sử dụng lâu dài. Hiện nay, 3 loại thảo dược chứa Phytoestrogen được đánh giá là có hiệu quả tốt và bền vững nhất là:
- Mạn kinh tử (Agnuside): Được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông y chữa rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, tăng huyết áp và phục hồi sau sinh.
- Hoa bia (Lifenol): Chứa hoạt chất 8-PN là Phytoestrogen mạnh nhất hiện nay, có tác dụng thư giãn, an thần, chống viêm, giảm bốc hỏa, giảm đau, giảm nhạy cảm của cơ thể khi đến ngày kinh.
- Vừng đen (Sesamin): Bổ sung Estrogen tự nhiên với hàm lượng cao (được đánh giá là cao hơn so với hạt lanh), có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và phòng ngừa ung thư rất tốt.
Hiện nay, TPBVSK ReviveHer là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa cả 3 thành phần này, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Chị em có thể tham khảo sử dụng ReviveHer để cải thiện nội tiết và sức khỏe.
Kết luận
Hi vọng các thông tin Dược phẩm Vũ Đan cung cấp trong bài viết đã giúp chị em có được lời giải cho câu hỏi: “Tiền mãn kinh có đau bụng không?” và làm cách nào để cải thiện tình trạng này. Hãy nhớ chủ động bổ sung nội tiết nữ mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh và mãi trẻ đẹp chị em nhé!