Những cơn bốc hỏa, làn da khô sạm, mất ngủ, dễ cáu gắt… là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo giai đoạn tiền mãn kinh. Để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng không khó, chỉ cần bạn xem hết bài viết này sẽ có được ngay câu trả lời!
Nội dung bài viết
Tiền mãn kinh là giai đoạn mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua trong cuộc đời. Những thay đổi diễn ra bên trong cơ thể nữ giới sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe cũng như cuộc sống. Để “giảm xóc” cho giai đoạn quan trọng này thì việc tìm hiểu thông tin và có sự chuẩn bị trước là rất quan trọng.
1. Tiền mãn kinh là gì?
Có nhiều người đã và đang trải qua thời kỳ này nhưng vẫn còn chưa biết “tiền mãn kinh là sao?”. Trước tiên, chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản nhất: Tiền mãn kinh (Perimenopause) là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, đây được xem là “bước đệm” trước khi người phụ nữ hoàn toàn kết thúc thời kỳ sinh sản.
Trong giai đoạn này, các hormone nữ giới giảm sút dần dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ thể như: bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, suy giảm sinh lý nữ, rối loạn kinh nguyệt, da nhăn, rụng tóc, tăng cân đột ngột… Sau đó, nếu không có kinh trên 12 tháng, phụ nữ sẽ chính thức chuyển sang thời kỳ mãn kinh.
2. Các dấu hiệu tiền mãn kinh
Mỗi người phụ nữ sẽ trải qua tiền mãn kinh không giống nhau: có người cảm thấy bình thường, nhưng có nhiều người phải vượt qua một cách rất vất vả. Để hiểu rõ hơn về giai đoạn này, hãy xem phụ nữ có những biểu hiện như thế nào:
2.1. Thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về sinh lý nữ là dấu hiệu đầu tiên có thể cảm nhận được khi các chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm:
- Khô hạn và giảm ham muốn/nhu cầu tình dục thấp
- Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
- Giảm ham muốn quan hệ tình dục
- Tiểu nhiều, tiểu dắt
2.2. Thay đổi về sức khỏe
Những thay đổi về sức khỏe của phụ nữ có xảy ra trong giai đoạn này. Dù không nặng nề và tiến triển kéo dài như tuổi mãn kinh, nhưng nó tiền triển âm thầm và phụ nữ có thể cảm nhận được. Ví dụ như:
- Bốc hỏa: 35 – 50% phụ nữ bị tiền mãn kinh phải chịu những đợt nóng cơ thể đột ngột kèm theo đổ mồ hôi và đỏ bừng kéo dài 5 – 10 phút
- Mất ngủ hoặc khó ngủ
- Các cơn đau đầu xuất hiện nhiều hơn
- Cảm giác đau nhức khớp và các cơ
- Khó thụ thai
- Cảm thấy khó tập trung, trí nhớ kém
- Đau ngực
- Viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu
2.3. Thay đổi về ngoại hình
Ở giai đoạn xuất hiện dấu hiệu bệnh tiền mãn kinh, sự thay đổi về ngoại hình ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người phụ nữ. Nhan sắc và sức khỏe đồng thời “xuống dốc” khiến hầu hết chị em cảm thấy buồn bã, thiếu tự tin, lo âu và nhạy cảm. Nếu lơ là, không chú ý chăm sóc sức khỏe hệ nội tiết, phụ nữ tiền mãn kinh sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như:
- Rụng tóc, tóc mỏng và khô xơ, lộ hẳn vùng da đầu
- Béo bụng, 3 vòng như một, vóc dáng mất cân đối
- Làn da khô và sạm màu, các nếp nhăn dần xuất hiện, lộ rõ tàn nhang
3. Sức khỏe tiền mãn kinh như thế nào?
Với những sự thay đổi kể trên, phụ nữ tiền mãn kinh cũng có nhiều mối lo về sức khỏe. Một trong số đó chia sẻ rằng, họ phải tìm đến các bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và tìm cách giải quyết. Vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe tiền mãn kinh là cần thiết.
3.1. Các bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh
Không cần đợi đến mãn kinh, nhiều phụ nữ có thể mắc phải nhiều loại bệnh lý ngay từ sớm, bao gồm cả xương khớp, tim mạch, suy giảm nhận thức, rối loạn trầm cảm, thậm chí là ung thư.
- Bệnh tim mạch: Estrogen suy giảm làm tăng cholesterol xấu trong máu, gây tắc động mạch và dẫn đến những tình trạng như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh phụ khoa: Thiếu hụt estrogen khiến âm đạo giảm tiết dịch, gây khô và khiến lợi khuẩn không tồn tại được và gây ra các vấn đề như: viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu, và nhiễm trùng âm đạo. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa, ra nhiều khí hư và đau bụng dưới…
- Bệnh xương khớp: Estrogen giảm làm giảm sự gắn kết canxi vào xương, dẫn đến giảm mật độ xương và phụ nữ có thể bị loãng xương sớm.
- Trầm cảm: Sự suy giảm Estrogen nghiêm trọng trong thời kỳ tiền mãn kinh là yếu tố then chốt khiến phụ nữ mắc trầm cảm. Hãy lưu ý nếu như chị em thường xuyên cảm thấy buồn bã, tâm trạng ủ rũ, khó chịu, uể oải, thiếu năng lượng, chán nản…
3.2. Tâm sinh lý tuổi tiền mãn kinh
Theo báo cáo tại Đại học Y Harvard, ước tính số phụ nữ gặp phải các triệu chứng tâm trạng trong giai đoạn tiền mãn kinh là 10 – 20%. Người phụ nữ trở nên lo lắng, tức giận, lo âu, hoang mang, thất vọng và chán nản, không còn hứng thú tình dục… Tình trạng thay đổi cảm xúc thất thường và khó chịu có thể trở nên nghiêm trọng hơn do sự cộng hưởng của chứng mất ngủ và thay đổi nội tiết tố nữ.
4. Những câu hỏi thường gặp
Hiện nay, phụ nữ đã dần quan tâm đến bản thân nhiều hơn và có ý thức tự chăm chăm sóc cho cơ thể, đặc biệt là những ai đang ngấp nghé ở ngưỡng tuổi 40. Vì các chị biết rằng mình hình như sắp bước vào tiền mãn kinh rồi thì phải. Có rất nhiều thắc mắc được gửi đến trong thời gian gần đây, hãy để dược sĩ Vũ Đan sẽ giải đáp cho các chị nhé:
4.1. Tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu?
Hội chứng tiền mãn kinh thường bắt đầu khi người phụ nữ bước vào độ tuổi từ 40, nó diễn ra trong bao lâu? Thông thường phụ nữ sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (từ 40 – 44 tuổi): Những thay đổi về sinh lý nữ và vận mạch diễn ra đầu tiên như: kinh nguyệt không đều, thân nhiệt tăng bất thường, người bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều về đêm, dễ cáu gắt, nhạy cảm, hồi hộp, lo âu…
- Giai đoạn cuối (45 – 50): Lúc này nồng độ Estrogen giảm đáng kể, đồng thời các triệu chứng tiền mãn kinh bộc lộ ngày một rõ và nhiều lên.
4.2. Rối loạn tiền mãn kinh là sao?
Rối loạn tiền mãn kinh là một thuật ngữ mô tả những thay đổi bất thường trên cơ thể nữ giới do sự tăng giảm thất thường nồng độ của các hormone Estrogen, Progesterone và Testosteron. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp chị em dễ dàng nhận biết tình trạng này:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Nổi mụn trứng cá
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có xu hướng nghiêm trọng hơn
- Một số biểu hiệu khác như: Đầy hơi, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ…
Đặc biệt, rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh phổ biến nhất là suy giảm nội tiết tố nữ (suy giảm Estrogen). Dù ít hay nhiều thì tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới công việc và cuộc sống của người phụ nữ.
4.3. Có thai ở tuổi tiền mãn kinh có sao không?
Mặc dù khả năng thụ thai ở giai đoạn tiền mãn kinh kém hơn nhưng không hiếm trường hợp phụ nữ có thai trong thời kỳ này. Tuy nhiên, nguy cơ gặp biến chứng khi mang thai thường khá cao.
Bác sĩ Rachel Urrutia (Trung tâm Y tế UNC) cho biết: “Nguy cơ sảy thai tăng lên rất nhiều ở phụ nữ cuối 30 hoặc đầu 40 tuổi, chủ yếu là do chất lượng trứng kém hơn và những bất thường về di truyền ở phôi thai” (thông tin đầy đủ tại đây: Can You Get Pregnant During Perimenopause?). Bên cạnh đó, nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ ở bà mẹ lớn tuổi sẽ cao hơn.
Với thắc mắc “tiền mãn kinh có nên uống thuốc ngừa thai không?” thì câu trả lời là ĐƯỢC nhé. Nếu không có ý định mang thai ở tuổi tiền mãn kinh, chị em còn có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai khác như là: bao cao su, đặt vòng…
5. Tình trạng tiền mãn kinh sớm
Ngày nay, nhiều thông tin ghi nhận rằng: Phụ nữ có thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ngay từ độ tuổi 35 – 40, thậm chí là sớm hơn nữa. Tình trạng “trẻ hóa” độ tuổi tiền mãn kinh đang ngày càng phổ biến và được nhiều chuyên gia cảnh báo. Theo số liệu tại Cleveland Clinic (Hoa Kỳ) thì nguyên nhân chính là do:
- Tiền sử gia đình có bà/mẹ/chị gái mãn kinh sớm
- Người đã thực hiện hóa trị hoặc xạ trị ung thư
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung
- Người có kỳ kinh nguyệt lần đầu trước 11 tuổi
- Bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Fragile X hoặc Turner
- Người mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, bệnh tuyến giáp
- Người lạm dụng thuốc lá, rượu bia…
Trên nghiên cứu thực tế, có đến 50% phụ nữ bị mãn kinh sớm không tìm ra nguyên nhân, và nhiều người đã dễ dàng bỏ qua bởi chúng thường tiến triển trong “âm thầm”. Điều này gây ra nhiều tổn thất và thiệt thòi lớn cho phụ nữ bởi họ có thể sẽ mất đi khả năng sinh sản lúc nào không hay.
Vì vậy đối với các bạn nữ đang trong độ tuổi lập gia đình thì khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa, mất ngủ, thường xuyên đổ mồ hôi… thì cần đi gặp các chuyên gia y tế giúp phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.
6. Cách điều trị tiền mãn kinh tốt nhất
Có nhiều phương pháp điều trị tiền mãn kinh. Tuy nhiên để giải quyết hiệu quả, cần phụ thuộc vào thể trạng và mức độ triệu chứng của mỗi người, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung sản phẩm tăng cường nội tiết….
6.1. Thực phẩm cho phụ nữ tiền mãn kinh
Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung, và phụ nữ nói riêng. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, các chị em nên tăng cường bổ sung các thực phẩm:
- Omega-3: Đây là một loại acid béo tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp và hỗ trợ giảm tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh và đổ mồ hôi đêm. Các thực phẩm giàu omega-3 bao gồm các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ và các loại hạt như hạt lanh, hạt chia…
- Canxi: Việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như các loại hạt, phô mai, sữa chua, các loại đậu… hỗ trợ rất tốt cho xương khớp, phòng ngừa nguy cơ loãng xương
- Estrogen thực vật: Các thực phẩm như bông cải xanh, súp lơ trắng, quả mọng đen, đậu xanh, đậu nành… có chứa các Phytoestrogen hoạt tính tương tự estrogen, từ đó giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Ngoài ra, hãy duy trì những thói quen khoa học, lành mạnh, cụ thể là: Thường xuyên vận động thể thao, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế thức khuya, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá…
6.2. Sản phẩm dành cho phụ nữ tiền mãn kinh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dòng sản phẩm bổ sung nội tiết tố nhưng chị em nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần dược liệu lành tính, nguồn gốc rõ ràng. Nếu sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế (bác sĩ, dược sĩ).
Thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh
Sử dụng các thực phẩm bổ sung Estrogen thực vật là cách hiệu quả giúp cân bằng nội tiết tố tự nhiên, từ đó cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh mà chị em gặp phải. Bạn có thể bổ sung nội tiết tố bằng việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Một trong số những sản phẩm nổi bật với công dụng bổ sung nội tiết tố nữ mà bạn có thể tham khảo là TPBVSK ReviveHer.
Với các thành phần lành tính như Mạn kinh tử, Hoa bia và Vừng đen TPBVSK ReviveHer giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi, bốc hỏa, nhức đầu, lo âu, mất ngủ… do suy giảm nội tiết tố nữ. Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh nhẹ nhàng và duy trì xuân sắc bất tận
Thuốc nội tiết cho phụ nữ tiền mãn kinh
Liệu pháp thay thế hormone HRT (Hormone Replace Therapy) là một liệu pháp phổ biến thường được bác sĩ chỉ định để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, bao gồm: Đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, khô âm đạo, mất ngủ… Liệu pháp Hormone được dùng theo nhiều dạng khác nhau như: viên uống, gel bôi, miếng dán, thuốc xịt.
Trong một số thường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày vì một số lợi ích sức khỏe. Bên cạnh việc ngăn tình trạng mang thai ngoài ý muốn thì thuốc tránh thai còn giúp điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa loãng xương cho phụ nữ sau khi mãn kinh.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về tiền mãn kinh nữ. Chúc một nửa thế giới có thể vượt qua tuổi tiền mãn kinh một cách dễ dàng và hạnh phúc! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Dược phẩm Vũ Đan theo Hotline: 0944 779 118 để nhận tư vấn từ chuyên gia.