Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi bất thường. Ngoài những thay đổi tâm lý, chị em cũng dễ mắc phải những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vì vậy, chị em cần hiểu rõ về sức khỏe tiền mãn kinh để biết cách chăm sóc như thế nào là tốt nhất.
Nội dung bài viết
Để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh một cách tốt nhất, trước tiên chị em cần tìm hiểu về những thay đổi xảy ra trên cơ thể trong giai đoạn này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin cần thiết và gợi ý phù hợp với từng người.
1. Sức khỏe phụ nữ thay đổi gì khi đến tuổi tiền mãn kinh?
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, đa phần phụ nữ bị ảnh hưởng về tâm lý và tinh thần: dễ nhạy cảm, tâm trạng thất thường, mệt mỏi, cáu gắt vô cớ… Điều này đến từ các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm gây mất ngủ. Đồng thời, sự suy giảm sinh lý và nhan sắc xuống cấp cũng khiến cho phụ nữ trở nên tự ti, mặc cảm và rất dễ buồn vì những câu nói vô ý.
Đối với sức khỏe, các vấn đề về kinh nguyệt là xảy ra nhiều nhất. Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ cảm thấy lo lắng vì tự dưng bị ít kinh, mất kinh trong nhiều tháng trời. Hay tình trạng rong kinh kéo dài gây thiếu máu cấp, cơ thể trở nên suy nhược, thiếu tỉnh táo và tập trung. Những rối loạn về kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ tiền mãn kinh có thai được không?
Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác tiến triển âm thầm trong giai đoạn này, ví dụ như: “mất xương”, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… và chỉ phát hiện được khi ở giai đoạn muộn (mãn kinh). Lúc đó, tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, việc “lắng nghe” bản thân nhiều hơn và chia sẻ cùng các chuyên gia y tế sẽ giúp phụ nữ phòng ngừa bệnh và nâng cao sức khỏe.
2. Những bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh
Theo một nghiên cứu của bác sĩ y khoa Andrew M Kaunitz tại Mỹ, bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ tiền mãn kinh là phổ biến nhất (Thông tin tham khảo tại đây: Gynecologic problems of the perimenopause: evaluation and treatment – ScienceDirect), bao gồm:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Khô âm đạo
- Rối loạn chức năng tình dục
- Dẫn đến giảm ham muốn
- Viêm nhiễm phụ khoa (ngứa, khí hư, đau rát)
- Nhiễm trùng tiết niệu (tiểu khó, tiểu rắt)
Sự mất cân bằng hormone thời kỳ tiền mãn kinh gây rối loạn vận mạch và ảnh hưởng đến tim mạch còn là nguyên nhân dẫn đến đến tắc nghẽn các mạch máu (tắc nghẽn các động mạch hoặc bệnh mạch vành), ức chế dẫn truyền thần kinh, khiến cho phụ nữ thường xuyên mắc chứng đau đầu, giảm trí nhớ, kém tập trung… Nếu kéo dài, phụ nữ có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ Alzheimer.
Bên cạnh đó, khi chức năng buồng trứng và sức đề kháng suy giảm, các bệnh lý về tử cung, buồng trứng cũng xuất hiện và các khối u hình thành, ví dụ như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, lạc nội mạc tử cung…
Xem thêm tại đây: Bệnh tiền mãn kinh – cần hiểu rõ để bảo vệ sức khỏe
3. Chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh như thế nào?
Phụ nữ tiền mãn kinh rất cần được quan tâm về sức khỏe. Điều này không chỉ cải thiện các triệu chứng khó chịu do suy giảm nội tiết tố, mà còn giúp chị em kéo dài tuổi xuân và có sức khỏe tốt khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Dưới đây là một số gợi ý về cách chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước là những yếu tố tiên quyết trong thực đơn hàng ngày của phụ nữ tiền mãn kinh. Những thành phần khác như: protein, lipid, glucid… cũng không thể thiếu. Đặc biệt, các thực phẩm có chứa các Phytoestrogen rất quan trọng:
- Phytoestrogen được coi là những Estrogen tự nhiên, khi bổ sung vào người sẽ có tác dụng bù đắp lượng Estrogen bị thiếu hụt, từ đó cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, cáu gắt, kinh nguyệt không đều…
- Nhiều chuyên gia trong nước khuyến cáo phụ nữ sau tuổi 40 nên bổ sung TPBVSK ReviveHer thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên mỗi ngày. Đây là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển và chuyển giao bào chế từ Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương, dùng cho phụ nữ có biểu hiện rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Tìm hiểu thêm: Top 5 thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh
Ngoài ra, phụ nữ nên hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều lần, đồ ngọt, đồ ăn có nhiều đường hóa học và các loại đồ uống có nhiều chất kích thích như: rượu, bia, cafein…
Tạo thói quen hoạt động thể chất
Tập luyện thể dục thể chất hằng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh nói riêng. Các hoạt động này giúp tăng đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch, có lợi cho xương khớp, kiểm soát cân nặng và cân bằng trạng thái tâm lý rất tốt.
Chị em hãy xây dựng lịch tập thể dục đều đặn hàng ngày theo một khung giờ cố định. Thời điểm lý tưởng thường được khuyến cáo là buổi sáng sớm, bao gồm các hoạt động như đi bộ, bơi lội, thiền, yoga hoặc aerobic… tùy theo sức khỏe và thể trạng của mỗi người.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ở Việt Nam, việc theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên không được nhiều người dân chú trọng. Điều này khá nguy hiểm đối với phụ nữ tiền mãn kinh, bởi trong độ tuổi này rất khó phát hiện được các bệnh mãn tính nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.
Vì vậy, chị em phụ nữ cần đi khám định kỳ để theo dõi các chỉ số sức khoẻ cơ bản như: huyết áp, đường huyết, mỡ máu hoặc xét nghiệm ung thư. Trao đổi nhiều hơn với các chuyên gia y tế, bác sĩ, dược sĩ các vấn đề bất thường gặp phải. Điều này sẽ giúp phụ nữ phát hiện sớm bệnh và có hướng can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Khám tiền mãn kinh ở đâu uy tín?
Kết luận
Hãy nhớ rằng, sức khỏe tiền mãn kinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, có thể kết hợp một số phương pháp với nhau để có được một cơ thể tốt nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh. Dược phẩm Vũ Đan chúc các chị em luôn trẻ khỏe và hạnh phúc!