Phụ nữ mất kinh sớm có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống. Trang bị ngay kiến thức hữu ích về tình trạng mất kinh sớm và giải pháp hỗ trợ điều trị để tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết
Bình thường, kinh nguyệt của phụ nữ trong giai đoạn sinh sản sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng. Tuy nhiên, phụ nữ độ tuổi 30 – 45 khi đến tháng mà đột nhiên không thấy xuất hiện kinh nữa thì được coi là mất kinh sớm.
Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc chấm dứt hoàn toàn. Đây là cảnh báo sức khỏe nghiêm trọng không thể chủ quan được. Vậy mất kinh từ sớm có ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ? Nguyên nhân từ đâu? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây:
1. Mất kinh sớm ảnh hưởng gì đến phụ nữ?
Mất kinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt. Mặc dù mất kinh không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt như rong kinh, và phụ nữ cũng không phải trải qua cơn đau bụng kinh, đau tức vú khi kỳ kinh đến, NHƯNG các chuyên gia cảnh báo, mất kinh sớm là tín hiệu đáng báo động về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ trẻ.
Để biết phụ nữ còn khả năng sinh sản hay không, chúng ta có thể theo dõi bằng chu kỳ kinh. Bởi, khi hành kinh còn diễn ra, nghĩa là tế bào trứng vẫn phát triển, thoái hóa và rụng đi. Khi quá trình rụng trứng dừng lại, đồng nghĩa với việc kinh nguyệt không còn và phụ nữ cũng không thể có thai được nữa (vô sinh).
Mất kinh còn là dấu hiệu cảnh báo hệ nội tiết nữ bị suy giảm trầm trọng, vì nồng độ các hormone nữ trong cơ thể quyết định quá trình kinh nguyệt diễn ra như thế nào. Nếu mất kinh kéo dài trên 12 tháng liên tiếp thì phụ nữ có nguy cơ mãn kinh hoàn toàn và phải đối mặt với các bệnh lý mãn tính từ rất sớm như: loãng xương, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, sa sút trí tuệ (Alzheimer).
Vì thế, ngay khi có dấu hiệu mất kinh sớm, cần trao đổi ngay với chuyên gia của Dược phẩm Vũ Đan hoặc thăm khám tại các trung tâm y tế uy tín để có biện pháp can thiệp hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ mất kinh sớm.
2. Vì sao phụ nữ mất kinh sớm?
Mất kinh diễn ra như một quy luật tự nhiên: Khi có tuổi, buồng trứng suy giảm chức năng, giảm sản xuất các hormone nữ khiến cho kinh nguyệt dừng lại. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phụ nữ mất kinh từ sớm là do một số nguyên nhân sau:
2.1. Yếu tố về gen
Theo các nghiên cứu, tình trạng phụ nữ mất kinh sớm có thể bắt nguồn do sự khiếm khuyết về nhiễm sắc thể. Lấy ví dụ như hội chứng Turner (hay còn gọi là đơn nhiễm sắc thể X) liên quan đến việc được sinh ra với nhiễm sắc thể chưa hoàn thiện. Phụ nữ nếu mắc hội chứng này thường sẽ có buồng trứng bị rối loạn chức năng và mất kinh từ rất sớm.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể do di truyền: Nếu mẹ của bạn đã từng gặp phải tình trạng mất kinh sớm, thì bạn có nguy cơ sẽ mắc phải điều tương tự. Trên thực tế, gen chỉ là một phần vấn đề và chiếm tỷ lệ không nhiều.
2.2. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp tham gia nhiều vào các quá trình chuyển hóa, đồng thời cũng tương tác với các tuyến nội tiết khác để điều tiết hoạt động trong cơ thể. Thông thường, phụ nữ sau tuổi 40 bị suy giảm hormone sinh dục nữ (Estrogen) gây rối loạn kinh nguyệt, nếu có bệnh tuyến giáp mắc kèm thì rối loạn càng diễn ra nặng hơn và sớm bị mất kinh hơn.
2.3. Hệ lụy từ phẫu thuật
Đằng sau những cuộc hậu phẫu, phụ nữ có thể gặp phải một số rủi ro khó tránh: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng làm mất cân bằng nồng độ các hormone nữ, từ đó ảnh hưởng đến việc hành kinh. Theo nhiều chuyên gia, những thay đổi hormone khiến cho kinh nguyệt biến mất sẽ xảy ra trong thời gian ngắn chứ không kéo dài trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, những phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị cũng có khả năng gây ra mất kinh sớm. Mặc dù, hóa trị hay xạ trị đều gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nhưng trong một số trường hợp thì việc điều trị này là cần thiết và bắt buộc phải tiến hành.
2.4. Do lối sống và cách sinh hoạt
Lối sống và cách sinh hoạt không khoa học chính là một nguyên nhân phổ biến thời nay khiến phụ nữ mất kinh sớm. Một vài nghiên cứu tin cậy cho thấy rằng: Chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng, lười vận động, làm việc quá sức, thức khuya… đều là yếu tố gây ra rối loạn kinh nguyệt, trong đó có mất kinh.
Trước áp lực từ công việc, cuộc sống, nhiều phụ nữ đã tìm đến các chất kích thích như: cafein, thuốc lá… Tuy nhiên, khói thuốc lá và chỉ số khối thể (hay còn được gọi là BMI) thấp sẽ làm giảm nhanh lượng estrogen trong cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình mất kinh sớm ở phụ nữ.
2.5. Dùng thuốc tránh thai
Do trong thành phần của thuốc tránh thai chứa các hormon tổng hợp (Estrogen hoặc dạng kết hợp với Progestin) nên thuốc có tác động đến hệ nội tiết nữ. Do đó, ngoài tác dụng để tránh thai, thuốc còn được chỉ định trong việc điều hòa kinh nguyệt và điều trị mụn nội tiết.
Cũng như các loại thuốc tây khác, việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn: Kinh nguyệt bị rối loạn dẫn đến mất kinh. Tuy nhiên tình trạng này có thể biến mất sau vài tháng không dùng thuốc nữa.
3. Mất kinh rồi có lại được không?
Hầu hết phụ nữ mất kinh trên 12 tháng thì không thể lấy lại được, vì đây là dấu hiệu của mãn kinh hoàn toàn. Trường hợp phụ nữ mất kinh sớm có kinh trở lại là rất hiếm, và chỉ xảy ra khi:
- Người phụ nữ đó còn trẻ
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
- Chức năng buồng trứng bị suy yếu (còn cấu tạo thì vẫn giữ nguyên)
- Có biện pháp cải thiện tích cực là: Bổ sung nội tiết duy trì, từ đó phục hồi buồng trứng
Sản phẩm nội tiết tố nữ ReviveHer được nhiều chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao về khả năng cải thiện tích cực tình trạng kinh nguyệt, cũng như hỗ trợ làm giảm hiệu quả các triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mất kinh sớm như: bốc hỏa, đổ mồ hôi, nhức đầu, lo âu, mất ngủ…
Đây là dòng sản phẩm an toàn, sở hữu 100% thành phần thảo dược lành tính do Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương nghiên cứu và phát triển, đem lại giá trị cao và nhiều lợi ích đối với nữ giới, đặc biệt là phụ nữ có các biểu hiện rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Viên uống nội tiết tố nữ ReviveHer phát huy hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thường xuyên và đều đặn trong thời gian ít nhất 3 tháng, và uống đúng liều 4 viên mỗi ngày (chia 2 lần, mỗi lần 2 viên) với nhiều nước. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, người bệnh không được quên hoặc bỏ dở việc uống thuốc giữa chừng, đồng thời không tùy ý tăng/giảm liều khi chưa hỏi ý kiến của chuyên gia y tế.
Kết luận
Phụ nữ mất kinh sớm phản ánh rõ rệt về tình trạng sức khỏe buồng trứng và khả năng sinh sản. Nếu ai đang mong mỏi có em bé hoặc không muốn tuổi già “gõ cửa” sớm thì cần đặc biệt chú ý hiện tượng này. Giải pháp ở đây là chủ động bổ sung nội tiết mỗi ngày để ngăn ngừa mất kinh và bảo vệ sức khỏe, các chị em nhé!