Hiện nay, không ít phụ nữ trước tuổi 40 đã mãn kinh. Vậy mãn kinh sớm có nguy hiểm không? Thực tế mãn kinh ảnh hưởng đến mỗi người theo nhiều cách khác nhau. Phụ nữ khi bị mãn kinh sớm có thể nhanh bị loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí là vô sinh hay đột quỵ.
Nội dung bài viết
Mãn kinh sớm là tình trạng phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh trước tuổi 40 với các dấu hiệu như: mất ngủ thường xuyên, kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, rụng tóc, khô hạn kéo dài… Một số người sẽ bị nóng bừng, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi hay cáu gắt.
1. Mãn kinh sớm có sao không?
Mãn kinh sớm là dấu hiệu rất đáng báo động, nó phản ánh tình trạng buồng trứng đang suy giảm chức năng và hoạt động. Khi đó, các hormone sinh dục Estrogen và Progesterone trong cơ thể rất thấp, phụ nữ cảm thấy bản thân già nhanh hơn và sức khỏe yếu đi nhiều hơn.
Theo số liệu thống kê tại Việt Nam có khoảng 3% phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 và mãn kinh sớm gặp trong 10% các trường hợp vô kinh. Tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến và “trẻ hóa”, điều này có thể là do nhiều yếu tố tác động đến như: ăn uống thiếu chất, sinh hoạt không khoa học, thuốc men, tình trạng sức khỏe yếu hoặc không có nguyên nhân cụ thể.
2. Mãn kinh sớm có tác hại gì?
Mãn kinh xảy ra sớm được coi là mối nguy hiểm đối với phụ nữ trẻ vì nó gây ảnh hưởng đến cả ngoại hình, sinh lý và sức khỏe. Hậu quả được chia ra ngắn hạn và dài hạn. Những hậu quả ngắn hạn như là khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ, kém tập trung… Nhưng nguy hiểm nhất chính là những hậu quả dài hạn.
2.1. Loãng xương
Loãng xương diễn ra một cách âm thầm theo thời gian và rất khó phát hiện được vì biểu hiện không rõ ràng. Chỉ khi cảm thấy đau nhức hoặc gãy xương đột ngột thì lúc đó bệnh đã ở mức độ nặng. Phụ nữ có thể biết được loãng xương hay chưa dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp chiếu, đo mật độ xương).
Thường thì phụ nữ có dấu hiệu “mất xương” trong giai đoạn tiền mãn kinh, vì nồng độ Estrogen ảnh hưởng đến tốc độ mất xương nhanh hay chậm. Do đó, phụ nữ mãn kinh sớm sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn so với phụ nữ mãn kinh sau 50 tuổi. Nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ gãy xương hông ở phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 là 9.4%.
2.2. Bệnh mạch vành và nguy cơ đột quỵ
Chỉ số mỡ máu của phụ nữ mãn kinh bất lợi hơn so với người chưa mãn kinh. Phụ nữ mãn kinh sớm thì nồng độ mỡ “xấu” tăng cao, nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và cơn đau thắt ngực ở phụ nữ mãn kinh trong khoảng 35 – 45 tuổi cũng cao hơn 50%.
2.3. Lão hóa nhanh
Mãn kinh sớm kéo theo sự xuống cấp về nhan sắc với những dấu hiệu như: da khô, nếp nhăn, sắc tố da tăng mạnh, xuất hiện nhiều nám, tàn nhang, da không đều màu, rụng tóc. Không những thế, cả 3 vòng mất cân đối: ngực chảy xệ, mông kém săn chắc, cơ thể hấp thụ cholesterol không kiểm soát làm tích mỡ vùng bụng. Điều này khiến cho nhiều phụ nữ không khỏi tự ti và mặc cảm với vẻ ngoài.
2.4. Suy giảm sinh lý
Estrogen giữ vai trò điều tiết dịch nhờn âm đạo, tạo cảm giác hưng phấn, giúp cho quá trình giao hợp thuận lợi. Nếu âm đạo không được bôi trơn sẽ gây đau rát, chảy máu, khó đạt khoái cảm. Từ đó giảm ham muốn, nhiều trường hợp lo lắng, sợ hãi với “chuyện ấy”, ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân và hạnh phúc vợ chồng.
2.5. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Mãn kinh sớm là dấu hiệu buồng trứng suy giảm hoạt động và thiếu hụt nội tiết tố nữ. Như vậy buồng trứng không còn giải phóng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và mất hẳn, đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn khả năng mang thai và sinh sản của người phụ nữ. Đây là điều đáng lo ngại cho những ai kết hôn muộn và có mong muốn sinh con.
3. Phụ nữ cần làm gì khi bị mãn kinh sớm?
Mãn kinh sớm phản ánh sức khỏe buồng trứng và hệ nội tiết bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy phụ nữ phải bổ sung nội tiết ngay. Có 2 phương pháp phổ biến là: Liệu pháp thay thế hormone HRT và Phytoestrogen tự nhiên, trong đó HRT thường mang lại tác dụng nhanh chóng, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tăng huyết áp, ung thư vú, ung thư tử cung…
Thông tin về lợi ích và rủi ro khi sử dụng liệu pháp HRT đã được nghiên cứu tại đây: Benefits and risks of hormone replacement therapy (HRT)
Vì vậy, bổ sung bằng Phytoestrogen tự nhiên là giải pháp hiệu quả, an toàn hơn cả. Hiện nay, người ta phát hiện ra Phytoestrogen có nhiều trong tự nhiên nhưng được đánh giá cao hơn cả là: Mạn kinh tử, Hoa bia Lifenol và Vừng đen. Đây đều là các dược liệu lành tính, không tác dụng phụ và an toàn cho cả những ai bị u xơ, u nang, u vú, bệnh tuyến giáp.
Đây cũng chính là sự kết hợp hoàn hảo tạo nên công thức của viên uống ReviveHer, giúp cải thiện và phòng ngừa hiệu quả mãn kinh sớm, không còn lo lắng vì các triệu chứng suy giảm nội tiết như: bốc hỏa, mất ngủ, lo âu, nhức đầu… Sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương và được hàng nghìn phụ nữ Việt yêu thích, tin dùng.
Kết luận
Sau khi đã được giải đáp được thắc mắc “Mãn kinh sớm có nguy hiểm không?”, các chị càng không thể chủ quan trước tình trạng này này. Hãy chủ động phòng ngừa mãn kinh ngay từ sớm để bảo vệ tuổi xuân và tận hưởng cuộc sống. Các chị quan tâm và cần được tư vấn chi tiết về sản phẩm ReviveHer cùng các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ ngay với Dược phẩm Vũ Đan qua Hotline 0944 779 118.