Mãn kinh là giai đoạn sau cùng của phụ nữ và chịu ảnh hưởng mạnh do hệ nội tiết nữ suy giảm. Nhiều người đã phải tìm đến bác sĩ, dược sĩ và sự hỗ trợ từ thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về giai đoạn này thì các chị không còn phải lo lắng và tận hưởng cuộc sống tuổi trung niên một cách trọn vẹn nhất.
Nội dung bài viết
Theo quy luật tất yếu của tự nhiên, phụ nữ nào rồi cùng sẽ bước đến thời kỳ mãn kinh. Khi đó, phụ nữ phải trải qua sự thay đổi về tâm sinh lý, ngoại hình đã được “quen dần” ở giai đoạn tiền mãn kinh trước đó. Nhưng sức khỏe mới là vấn đề đáng lo ngại hơn ở phụ nữ mãn kinh. Hãy cùng Dược sĩ Vũ Đan tìm hiểu đầy đủ nhất về thời kỳ này.
1. Mãn kinh là gì?
Mãn kinh có nhiều định nghĩa tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người. Đối với phụ nữ, mãn kinh không khác gì tuổi già đang tìm đến: Họ cảm thấy nóng bừng, mất ngủ, ủ rũ, mất kinh, ngoại hình xuống sắc, cơ thể kém hấp dẫn và bắt đầu lo lắng vì sức khỏe giảm sút, không còn linh hoạt, minh mẫn được như trước.
Theo các chuyên gia, mãn kinh là khi phụ nữ không còn kinh nguyệt sau 12 tháng liên tiếp mà không phải vì nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý nào khác. Đây là tín hiệu cho thấy các hormone nữ trong cơ thể đã cạn kiệt, buồng trứng ngừng hoạt động và phụ nữ cũng không còn khả năng sinh sản được nữa.
2. Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ
Quá trình chuyển đổi từ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sang mãn kinh diễn ra một cách từ từ trong nhiều năm, bắt đầu từ việc thay đổi kinh nguyệt và rối loạn vận mạch. Nó sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Tiền mãn kinh: Khi đó cơ thể bắt đầu giảm sản xuất các hormone nữ nhưng chúng ta chỉ biết được khi có các biểu hiện bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, kinh nguyệt vẫn còn nhưng không đều và phụ nữ vẫn còn khả năng mang thai.
- Mãn kinh: Là thời điểm tiền mãn kinh kéo dài cho đến khi quá trình rụng trứng cũng dừng hẳn, kinh nguyệt biến mất hoàn toàn sau 12 tháng.
- Sau mãn kinh: Lúc này, phụ nữ vẫn trải qua bốc hỏa, mất ngủ có thể trở nên nặng nề hơn và nguy cơ mắc loãng xương, bệnh tim mạch… là cao nhất.
Theo WHO, phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh trong độ tuổi từ 45 – 55 (lượng hormone nữ trong cơ thể ở mức rất thấp), có thể kéo dài lên tới 15 năm sau đó mới chuyển sang mãn kinh hoàn toàn (nồng độ hormone về mức 0), hay còn gọi là giai đoạn sau mãn kinh. Một số phụ nữ may mắn thì sẽ mãn kinh muộn ngoài 60 tuổi.
3. Thực trạng mãn kinh sớm hiện nay
Hiện nay, phụ nữ đã có dấu hiệu mãn kinh khi còn trẻ: Khoảng 1% phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40, 5% phụ nữ trước tuổi 45 và tỉ lệ này không ngừng gia tăng. Tại Hoa Kỳ, độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ đã thay đổi trong khoảng 40 – 50. Tại Việt Nam, nhiều phụ nữ chưa đến tuổi 40 có dấu hiệu mất kinh và suy buồng trứng từ sớm.
Để chẩn đoán mãn kinh sớm, các chuyên gia sẽ dựa vào các biểu hiện mãn kinh thường gặp có thể nhìn thấy hoặc người bệnh cảm nhận được như: bốc hỏa, mất ngủ, mất kinh, khô hạn, giảm ham muốn… Tuy nhiên, để có kết luận chính xác nhất, bác sĩ sẽ khai thác thêm một số thông tin như:
- Tuổi, tiền sử gia đình có người đã mãn kinh (mẹ, bà)
- Kiểm tra nồng độ hormone Estrogen (E2) và hormone kích thích nang trứng (FSH)
- Xem xét các yếu tố: dùng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng…
4. Các dấu hiệu mãn kinh
Quá trình mãn kinh có ảnh hưởng khác nhau với mỗi phụ nữ: Một số phụ nữ không gặp bất kỳ rắc rối nào, thậm chí không cảm thấy lo lắng hoặc đau đớn như thời kỳ mang thai hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Nhưng đa số phụ nữ tuổi trung niên thì đều gặp phải những dấu hiệu suy giảm nội tiết nghiêm trọng.
Nhìn chung, dấu hiệu của mãn kinh sẽ tương tự như thời kỳ tiền mãn kinh do cùng chịu tác động từ hệ nội tiết nữ. Chỉ khác là, nồng độ hormone Estrogen lúc này ở mức rất thấp, làm thay đổi một vài đặc tính nữ và suy giảm hoạt động, chức năng của nhiều cơ quan:
3.1. Các triệu chứng mãn kinh liên quan đến vận mạch
Vận mạch và kinh nguyệt là 2 dấu hiệu điển hình ở phụ nữ khi có sự mất cân bằng nội tiết. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh không còn kinh nguyệt nữa nên các triệu chứng vận mạch là phổ biến nhất trong thời kỳ này.
Tim đập nhanh
Suy giảm nội tiết gây rối loạn vận mạch, phụ nữ cảm thấy nhịp tim nhanh hơn, trống ngực đập dồn dập. Chính điều này khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm, hồi hộp, lo âu quá mức, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống tinh thần.
Nhịp tim nhanh hối thúc cơ thể tăng hoạt động và chuyển hóa, mâu thuẫn với các cơ quan đang có chiều hướng lão hóa theo thời gian. Vì vậy, phụ nữ thường xuyên mệt mỏi, khó chịu trong người ngay cả khi nghỉ ngơi, không làm gì nặng nhọc.
Bốc hỏa
Triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ chiếm đến 80 – 90%, tiếp diễn từ thời kỳ tiền mãn kinh sang đến mãn kinh với biểu hiện: nóng bừng trên mặt, cổ, sau gáy, lan xuống ngực và toàn thân, kéo dài từ 30 giây đến 10 phút, đi kèm với đó là đổ mồ hôi liên tục.
Bốc hỏa còn là nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Vào mùa hè, phụ nữ càng ám ảnh vì bốc hỏa, đổ mồ hôi vì xảy ra về đêm khiến giấc ngủ không được trọn vẹn, phải tỉnh giấc giữa đêm do nóng bức và rất khó ngủ lại. Đi kèm với đó, phụ nữ sẽ mệt mỏi, nhức đầu, giảm trí nhớ, kém tập trung, thiếu ngủ vào ban ngày.
Bốc hỏa diễn ra mạnh mẽ xuyên suốt giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, về sau sẽ có xu hướng giảm dần rồi biến mất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phụ nữ bị bốc hỏa nặng và kéo dài trong nhiều năm trời không giảm.
3.2. Sinh lý phụ nữ tuổi mãn kinh
Estrogen bị thiếu hụt dẫn đến thay đổi cấu tạo sinh dục và ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý nữ. Không phải ai cũng mạnh dạn chia sẻ điều này với các chuyên gia y tế, nhưng nếu để tiếp diễn kéo dài thì nó có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khôn lường. Ví dụ như:
- Khô hạn: Âm đạo teo nhỏ lại và khô hơn, quan hệ tình dục cũng không còn thoải mái. Khô kéo dài sẽ làm mất cân bằng pH âm đạo và gây ra viêm nhiễm với các biểu hiện: khí hư, ngứa, đau rát, mùi hôi…
- Giảm ham muốn: Tình trạng khô hạn, già yếu khiến phụ nữ trở nên thiếu tự tin, nghĩ rằng mình không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, giảm ham muốn còn phản ánh buồng trứng bị suy nghiêm trọng và nồng độ Estrogen ở mức rất thấp.
- Mất kiểm soát bàng quang: tiểu không tự chủ, dễ buồn tiểu, tiểu dắt, xảy ra khi hắt hơi hoặc cười lớn. Hãy lưu ý vì đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh
Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người cao tuổi, trong đó bao gồm cả nữ giới. Những rối loạn sức khỏe độ mãn kinh xảy ra rất phổ biến: Suy giảm Estrogen khiến cho một số bệnh lý mãn tính tiến triển âm thầm từ trước đó, đến giai đoạn mãn kinh thì biểu hiện rõ rệt và trở nên nặng hơn. Có thể kể đến như:
- Loãng xương: Ngay cả khi tích cực bổ sung canxi cho cơ thể thì canxi cũng khó gắn kết vào xương (do thiếu hụt Estrogen), dẫn đến giảm mật độ xương và nguy cơ gãy xương đột ngột rất dễ xảy ra.
- Bệnh mạch vành: Estrogen thấp khiến lipid trong máu tăng cao gây tắc nghẽn lòng mạch và tạo nên những mảng xơ vữa, hệ lụy là tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim ở phụ nữ.
- Sa sút trí tuệ: Trí nhớ suy giảm, phản xạ thần kinh kém cùng với các bệnh lý về tim mạch, rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não, giảm oxy lên não.
5. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh
Estrogen bị suy giảm là nguyên nhân gây ra các triệu chứng với mức độ nặng – nhẹ khác nhau và phụ nữ mãn kinh cần phải có giải pháp. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thể trạng của mỗi người mà lựa chọn cách điều trị mãn kinh phù hợp:
5.1. Thuốc nội tiết
Sử dụng thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh là phổ biến nhất hiện nay vì tác động đến căn nguyên, từ đó tập trung cải thiện các dấu hiệu bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn… do suy giảm nội tiết. Nhóm thuốc này bao gồm:
– Liệu pháp hormone: Được lựa chọn điều trị nhiều nhất, hữu hiệu trong việc bổ sung nội tiết bị thiếu hụt, giảm nhanh các cơn bốc hỏa mãn kinh vừa và nặng, ngăn ngừa loãng xương. Các chuyên gia khuyến cáo dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất cần thiết để cải thiện triệu chứng. Không nên dùng lâu dài và nhiều lần vì nguy cơ ung thư vú, bệnh tim mạch.
– Estrogen âm đạo: Tác dụng trực tiếp đến việc thiếu hụt Estrogen gây khô âm đạo, từ đó giảm khô và ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp hoặc sử dụng kem bôi, viên đặt và giải giải phóng một lượng nhỏ Estrogen hấp thu tại các mô âm đạo.
Có một mối tương quan như sau: Phụ nữ trải qua cơn bốc hỏa nặng và đổ mồ hôi nhiều về đêm thì tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Khi đó, cần áp dụng các thuốc nội tiết càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số rủi ro tiềm ẩn đối với nhóm thuốc này, ngay cả khi dùng dưới sự theo dõi của chuyên gia y tế, đó là: ung thư nội mạc tử cung, sỏi mật, huyết khối… Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét có cần thiết sử dụng thuốc này hay không trước những tác dụng phụ không mong muốn.
5.2. Thuốc điều trị triệu chứng
Phụ nữ có thể lựa chọn những loại thuốc điều trị riêng biệt cho từng triệu chứng gặp phải nhưng không được tự ý mua dùng, bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được dùng như:
- Thuốc chống trầm cảm liều thấp: Làm giảm các cơn bốc hỏa cho phụ nữ không thể dùng được thuốc nội tiết, đồng thời giúp phụ nữ điều chỉnh rối loạn tâm trạng và cảm xúc.
- Thuốc điều trị huyết áp cao: Thuốc có chứa thành phần Clonidine dùng dưới dạng viên uống, tiêm hoặc miếng dán vừa kiểm soát được huyết áp, vừa hỗ trợ phụ nữ bị bốc hỏa.
- Thuốc điều trị bốc hỏa: Fezolinetant đã được nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm bốc hỏa rõ rệt thông qua trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, từ đó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
5.3. Lối sống và sinh hoạt tại nhà
Khi gặp các triệu chứng mãn kinh nhẹ, phụ nữ có thể điều chỉnh bằng lối sống lành mạnh. Điều này thực hiện vô cùng dễ dàng chứ không hề cao siêu. Ví dụ như: uống nhiều nước, ngủ đúng giờ và đủ giấc, vệ sinh vùng kín đúng cách, các bài tập thư giãn (kĩ thuật thở sâu, yoga, thiền)… Quan trọng là các chị cần thực hiện đều đặn hàng ngày và hãy duy trì thành thói quen.
Ngoài ra, dù dùng thuốc gì đi chăng nữa thì dinh dưỡng luôn là yếu tố cần thiết đối với phụ nữ có tuổi. Phụ nữ muốn khỏe, đẹp nhất định phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dinh dưỡng tốt còn là cách ngăn ngừa mãn kinh sớm hiệu quả cho phụ nữ. Vì vậy, các chị hãy lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu (áp dụng với cả chị nào đang ăn kiêng, giảm cân): protein, chất béo, đường và tinh bột.
- Không thể thiếu trái cây và rau xanh trong thực đơn hàng ngày vì đây là những nguồn giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất tự nhiên.
- Đặc biệt bổ sung nhiều hơn thực phẩm có chứa thành phần Phytoestrogen hỗ trợ nội tiết, dầu cá (omega-3) tốt cho trí não, thị lực, canxi và vitamin D bổ xương khớp.
5.4. Thực phẩm bổ sung Phytoestrogen tự nhiên
Phytoestrogen là những nhóm chất có cấu trúc hoặc hoạt tính tương tự như Estrogen nội sinh trong cơ thể. Phytoestrogen có nhiều trong một số thực phẩm, thảo dược tự nhiên nên được đánh giá là an toàn, lành tính hơn so với việc bổ sung Estrogen tổng hợp từ thuốc.
Một số Phytoestrogen đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong việc cải thiện hiệu quả bốc hỏa và một số triệu chứng mãn kinh khác. Bên cạnh đó, một số loại khác có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú (isoflavon trong mầm đậu nành) hoặc thận trọng với những người bị động kinh, huyết áp cao…
Hoa bia và Vừng đen là 2 thực phẩm có chứa Phytoestrogen được đánh giá rất cao, trong đó Hoa bia sở hữu thành phần 8-prenylnaringenin là Phytoestrogen có hoạt tính mạnh nhất hiện nay. Đây còn là “công thức mãn kinh” nổi tiếng châu Âu và được cấp bằng sáng chế tại Pháp. Tại Việt Nam, viên uống ReviveHer là sản phẩm đầu tiên và duy nhất sở hữu công thức này, kết hợp cùng với dược liệu Mạn kinh tử chuyên biệt cho phụ nữ mãn kinh.
ReviveHer được nghiên cứu chuyên sâu và phát triển bởi Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương. Các chuyên gia tin rằng, việc kết hợp 3 thành phần Mạn kinh tử + Hoa bia + Vừng đen sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho phụ nữ bị suy giảm hoặc rối loạn thời kỳ mãn kinh. Không những vậy, các dược liệu này còn an toàn cho phụ nữ bị u xơ, u nang, u vú, bệnh tuyến giáp.
Kết luận
Mãn kinh không phải là bệnh, cũng không phải là hội chứng. Đây được coi là quá trình lão hóa diễn ra ở một người phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, việc phụ nữ trải qua giai đoạn này như thế nào phụ thuộc nhiều vào lối sống và chăm sóc bản thân đúng cách. Hãy chú ý bổ sung nội tiết càng sớm càng tốt và liên hệ với chuyên gia theo Hotline: 0944 779 118 khi cần tư vấn bất kỳ thông tin gì về sức khỏe. Dược phẩm Vũ Đan chúc các chị luôn khỏe mạnh, trẻ đẹp dù ở độ tuổi nào đi nữa!