Ở tuổi tiền mãn kinh, đau nhức là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Tình trạng đau nhức tiền mãn kinh rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Vậy làm thế nào để phân biệt? Đừng bỏ qua 3 dấu hiệu điển hình sau đây.
Nội dung bài viết
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tình trạng đau nhức ở phụ nữ tiền mãn kinh có liên quan mật thiết với sự thay đổi nội tiết tố nữ trong giai đoạn này. Sự giảm dần của các hormone nữ như Estrogen và Progesterone gây bất ổn định trong hệ thống thần kinh và gây ra triệu chứng đau nhức.
Thông tin chi tiết về “Mối quan hệ giữa các cơn đau nhức và tiền mãn kinh”, chị em có thể tham khảo tại đây: The Link Between Menopause and Chronic Pain
Dưới đây là 3 dấu hiệu đau nhức phổ biến mà chị em phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh có thể trải qua, bao gồm:
1. Đau đầu tiền mãn kinh
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này liên quan đến sự thay đổi hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể.
Estrogen có ảnh hưởng đến hoạt động của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh điều tiết cảm giác đau và tâm trạng. Khi nồng độ Estrogen giảm, serotonin cũng giảm theo và làm tăng sự nhạy cảm của các dây thần kinh đau và gây ra các cơn đau nửa đầu.
Ngoài ra, Estrogen cũng đóng vai trò ổn định các màng tế bào trong não và ức chế sự phóng thích của các chất gây viêm. Khi mức Estrogen biến động, các màng tế bào bị kích thích và gây ra sự co thắt của các mạch máu trong não, dẫn đến các cơn đau nửa đầu.
Đau đầu có thể xảy ra bất kể ngày đêm, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc mà còn gây khó ngủ, ngủ chập chờn, thức giấc giữa đêm, uể oải và mệt mỏi vào sáng hôm sau. Tình trạng này kéo dài hoặc tái phát thường xuyên sẽ khiến cho chị em không còn sức sống, căng thẳng và trở nên cáu kỉnh. Chị em phụ nữ có thể gặp các kiểu đau đầu tiền mãn kinh sau đây:
- Đau đầu căng thẳng: Cảm giác như có lực nén lên vùng đầu và khiến chị em thấy vô cùng nhức nhối. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày.
- Đau nửa đầu: Đau mạnh ở một bên đầu, đi kèm với triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Để cải thiện tình trạng này, chị em nên hạn chế căng thẳng, ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và duy trì lịch sinh hoạt ổn định. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, trà, cà phê… Trong trường hợp nặng, chị em có thể cần đến thuốc giảm đau không Steroid (naproxen, ibuprofen), thuốc chống buồn nôn, Estrogen tổng hợp hoặc phytoestrogen từ các sản phẩm bổ sung.
Đau đầu kéo dài có thể gây ra chóng mặt tiền mãn kinh. Đây là cảm giác mất thăng bằng, lúc nổi lúc chìm, đôi khi chị em sẽ thấy đầu “quay mòng mòng” hoặc lắc lư. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây chóng mặt như:
- Thay đổi nội tiết tố: Estrogen có vai trò điều chỉnh lưu thông máu và khi mức Estrogen giảm làm ảnh hưởng đến sự cân bằng lưu thông máu não, gây chóng mặt, chứng đau nửa đầu cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.
- Cần lưu ý: ăn uống kém, mất nước, huyết áp thấp, viêm tai… cũng là những yếu tố khiến cho phụ nữ dễ rơi vào tình trạng choáng váng, mất cân bằng thiếu kiểm soát.
Khi thấy có dấu hiệu chóng mặt, bạn nên nghỉ ngơi và tìm một vị trí thoải mái để nằm hoặc ngồi để cải thiện lưu lượng máu đến não.
2. Đau vú ở tuổi tiền mãn kinh
Cảm giác đau vú trong thời kỳ mãn kinh sẽ khác biệt với đau vú của kỳ kinh nguyệt. Thay vì trải qua cơn đau đột ngột thì phụ nữ thường cảm thấy sự căng tức, đau âm ỉ và thi thoảng còn kèm cả nóng rát. Cảm giác đau này thường xảy ra ở cả 2 bên và giảm đi khi bước vào giai đoạn mãn kinh (khoảng sau 50 tuổi).
Nguyên nhân chính dẫn đến đau vú ở phụ nữ tiền mãn kinh vẫn là sự thay đổi hormone trong cơ thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến vú:
- Thay đổi mô tuyến vú: Sự suy giảm Estrogen làm thay đổi cấu trúc và chức năng của mô tuyến vú, khiến chúng phình to hơn, nhạy cảm và căng tức.
- Tăng độ nhạy cảm của tuyến vú: Bước sang tuổi tiền mãn kinh, tuyến vú trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị đau hoặc khó chịu hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ hay chạm vào.
- Thay đổi mức đáp ứng của tuyến vú: Sự giảm Estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến mức đáp ứng của tuyến vú đối với các yếu tố khác như hormone progesterone và prolactin. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự phát triển tuyến vú không đồng đều và gây ra đau hoặc khó chịu.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp đau vú ở phụ nữ tiền mãn kinh đều có nguyên nhân từ sự sụt giảm Estrogen. Các nguyên nhân khác có thể là: viêm nhiễm, u ác tính, tăng sinh tuyến vú hoặc tác dụng phụ của thuốc hormone thay thế…
Khi thấy vú bị căng tức, đau nhức, việc đầu tiên bạn cần làm đó là nới lỏng dây áo ngực. Sau đó, bạn có thể dùng khăn ấm chườm lên vùng ngực để giảm cảm giác đau. Hãy thử những liệu pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, hoặc các bài tập thể dục để cải thiện tình trạng đau vú tuổi tiền mãn kinh này nhé.
3. Đau lưng tuổi tiền mãn kinh
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các mô và cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả xương, cơ và mô liên kết. Mức Estrogen giảm sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống xương và cơ quan liên quan, gây ra đau lưng, cứng khớp… Dưới đây là một số nguyên nhân có thể giải thích tại sao phụ nữ tiền mãn kinh thường bị đau lưng:
- Loãng xương: Giảm Estrogen kéo theo giảm mật độ xương và gây loãng xương. Xương trở nên yếu hơn, dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau lưng và khó chịu.
- Viêm khớp: Sự sụt giảm Estrogen có thể gây ra viêm khớp và khó khăn trong việc duy trì sự linh hoạt của khớp. Viêm khớp gây đau lưng và cản trở chức năng cơ bản của vùng lưng.
- Thay đổi cấu trúc cơ – xương – khớp – dây chằng: Sự giảm Estrogen ảnh hưởng đến quá trình lão hóa và bôi trơn của các mô khớp. Khi đó, dây chằng, gân ở vùng lưng bị mất đi tính linh hoạt và đàn hồi, gây ra tình trạng đau mỏi lưng và khó khăn trong việc duy trì tư thế thoải mái.
Nếu thấy có hiện tượng đau lưng, chị em cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động gắng sức. Hãy giữ tư thế đúng khi ngồi và đứng, sử dụng bình nước nóng hoặc khăn ấm đắp lên vùng thắt lưng để giảm đau.
4. TPBVSK ReviveHer – Hỗ trợ giảm đau nhức tiền mãn kinh
Thuốc giảm đau hoặc liệu pháp hormone thay thế có thể được áp dụng để làm dịu những cơn đau nhức tiền mãn kinh. Tuy nhiên, các phương pháp này tiềm ẩn một số tác dụng phụ, rủi ro cho sức khỏe. Trong những trường hợp không quá nặng, chị em nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố từ thiên nhiên, hỗ trợ giảm đau nhức tiền mãn kinh an toàn như TPBVSK ReviveHer.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lifenol có trong hoa bia có khả năng ức chế hoạt động của các chất gây đau trong cơ thể, nhờ đó làm giảm cảm giác đau và nhức mỏi. Không chỉ vậy, hoa bia còn có khả năng giảm sự kích thích của các tế bào thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả và có tác dụng an thần và làm dịu tâm lý.
Tìm hiểu thêm về “Tác dụng của Chiết xuất hoa bia” tại đây: Hops (Humulus lupulus): A Review of its Historic and Medicinal Uses
TPBVSK ReviveHer là giải pháp chuyên biệt cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, kết hợp của bộ ba thành phần từ thiên nhiên: Hoa Bia – Mạn Kinh Tử – Vừng Đen hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, rụng tóc, khô hạn, đau nhức.. an toàn và hiệu quả chỉ sau 6 tuần sử dụng. Hiện nay, ReviveHer đã được hơn 1.000.000 phụ nữ Việt tin tưởng sử dụng.
Kết luận
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, gây nên những triệu chứng đau nhức tiền mãn kinh vô cùng khó chịu. Vì vậy, phụ nữ nên chú ý đến sự thay đổi của cơ thể mình khi bước vào độ tuổi 40 để có biện pháp hỗ trợ sức khỏe phù hợp. Duocphamvudan cũng hi vọng rằng, các chị em có thể xây dựng được thói quen sống lành mạnh và bổ sung đủ Estrogen cho cơ thể ngay từ hôm nay nhé!